chua phinh dia dem
Bệnh phình đĩa đệm thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Chữa phình đĩa đệm cần kết hợp giữa sử dụng thuốc, vật lý trị liệu cùng chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý. Tùy mức độ biểu hiện của bệnh mà phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau.
Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phình ra, biến dạng gây áp lực lên các rễ thần kinh, biểu hiện thành các cơn đau nhức âm ỉ, tê bì chân tay, đi lại khó khăn, thậm chí mất khả năng vận động. Phình đĩa đệm phổ biến ở vị trí cột sống cổ (tầng C5-C6 và C6-C7) và cột sống thắt lưng (tầng L4-L5 và L5-S1).
Phình đĩa đệm thường bị nhầm với thoát vị đĩa đệm bởi biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu khá giống nhau. Tuy nhiên, phình đĩa đệm mô tả tình trạng nhân nhầy đĩa đệm vẫn còn nằm ở trong bao xơ trong khi thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đĩa đệm rách, nhân nhầy thoát ra bên ngoài gây chèn rễ thần kinh và tủy sống.
Phình đĩa đệm có thể gặp ở cả người già và người trẻ. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn do quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên. Ngoài ra, những người bị chấn thương hoặc có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như ngồi lâu một tư thế, đứng khom lưng, ngồi gục đầu, ngửa cổ, thường xuyên rượu bia, hút thuốc lá… cũng có nguy cơ cao bị phình đĩa đệm.
Cách chữa phình đĩa đệm phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu cùng chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý. Phác đồ điều trị phình đĩa đệm của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau tùy vào mức độ biểu hiện của bệnh. Mục đích điều trị bệnh là hạn chế triệu chứng, chống biến chứng.
Điều trị bằng thuốc
Dựa trên tình trạng và mức độ biểu hiện của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, thận, gan. Vì vậy, liều lượng và cách sử dụng thuốc chữa phình đĩa đệm cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc giảm đau hỗ trợ chữa phình đĩa đệm.
Tập luyện tại nhà
Nằm hoặc ngồi trong thời gian dài có thể khiến xương khớp suy yếu và kém linh hoạt. Tập luyện là cách tốt nhất để cột sống vững chắc, tăng cường độ linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp. Nếu muốn dứt điểm các cơn đau do phình đĩa đệm, người bệnh cần xây dựng chế độ tập luyện, vận động đều đặn và khoa học, đồng thời duy trì thói quen này ngay cả khi đã khỏi bệnh.
Các bài tập yoga đã được chứng minh có hiệu quả vượt trội trong duy trì vóc dáng và tốt cho sức khỏe xương khớp. Một số tư thế như “rắn hổ mang”, “em bé”, “cây cầu”… có tác dụng lớn trong giảm đau và kéo giãn vùng thắt lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập các môn thể thao khác như đạp xe, đi bộ, bơi lội… Tránh các môn thể thao vận động mạnh và có tác động lớn đến cột sống.
Vật lý trị liệu
Ứng dụng vật lý trị liệu trong chữa phình đĩa đệm nhằm mục đích phục hồi cấu trúc tự nhiên của đĩa đệm và cột sống mà không cần dùng thuốc, đạt hiệu quả lâu dài trong điều trị và ngăn ngừa tái phát. Bác sĩ sẽ dùng tay nắn chỉnh phần cột sống có tình trạng phình đĩa đệm để giảm thiểu chèn ép dây thần kinh, phục hồi cấu trúc cột sống, đĩa đệm về trạng thái ban đầu.
Phương pháp vật lý trị liệu chữa phình đĩa đệm hiện nay sẽ sử dụng máy kéo giãn giảm áp lực cột sống, máy điện xung giao thoa, sóng xung kích, tia laser… nhằm mục đích giảm đau, chống sưng viêm và tăng cường phục hồi đĩa đệm mà không cần dùng thuốc. Người bệnh cũng sẽ có một phác đồ điều trị bằng tập luyện các bài tập riêng biệt dưới sự theo dõi và giám sát của bác sĩ và kỹ thuật.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
viên.
Các huyệt đạo vùng cổ vai gáy là chìa khóa giúp bạn giải tỏa cơn đau…
Ngủ dậy đau đầu sau gáy là một trải nghiệm khó chịu mà nhiều người gặp…
Khớp vai kêu lục cục là âm thanh bạn có thể nghe thấy khi cử động…
Bị gút ở chân là một trong những biểu hiện ban đầu và phổ biến nhất…
Viêm gân gót chân là một vấn đề thường gặp, gây nhiều phiền toái. XuongkhopHTC…
Viêm gân dạng duỗi ngón cái khiến bạn đau đớn, khó chịu? XuongkhopHTC hiểu rằng cơn…