Thực tế, tình trạng thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất thường ở vùng cột sống thắt lưng kèm theo biến chứng chèn ép dây thần kinh. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh lý thoát vị chèn dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra phổ biến sau tuổi 40 hoặc xuất hiện sớm hơn ở những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Khi đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hoặc tổn thương do rách, nứt, tai nạn… các nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu chèn ép cả các dây thần kinh bên cạnh đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ: dấu hiệu điển hình của tình trạng này là các cơn đau mỏi cổ vai gáy. Đau có tính chất âm ỉ kéo dài từ cổ tới 2 bên bả vai sau đó lan xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay. Khi cử động vùng cổ (cúi hoặc xoay đầu) cơn đau tăng lên, đôi khi bệnh nhân đau nhói như kim châm kèm ngứa ngáy, tê tay.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa: xảy ra ở các đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng. Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đau khởi phát từ vùng hông ngang thắt lưng sau đó lan dọc theo mông, đùi, bắp chân rồi tới bàn chân. Cơn đau thường dữ dội, thậm chí như điện giật kèm ngứa ngáy rất khó chịu. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc vận động nửa thân dưới thậm chí duỗi thẳng chân cũng khó khăn.
Nhân nhầy đĩa đệm là điểm tựa của cột sống, giúp cân bằng chấn động và giảm áp lực giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy chệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh gây đau nhức và gián đoạn khả năng vận động. Bệnh diễn biến âm thầm, ở giai đoạn đầu khi dây thần kinh chưa bị chèn ép, các triệu chứng không rõ ràng khiến bệnh nhân rất khó để phát hiện được tình trạng này. Đến khi đĩa đệm lồi hẳn ra, các cơn đau bắt đầu xuất hiện bệnh nhân mới cảm nhận được. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây teo cơ và liệt cơ.
Đau nhức là tình trạng không thể tránh khỏi khi các dây thần kinh bị chèn ép. Tùy theo mức độ tổn thương rễ thần kinh mà bệnh nhân sẽ có mức độ cũng như tính chất cơn đau khác nhau. Nếu thoát vị đĩa đệm ở đốt sống vùng thắt lưng, các cơn đau sẽ trải dài từ hông đến đùi, mông thậm chí đến bắp chân, bàn chân. Đau có tính chất dữ dội, đặc biệt khi bao xơ đã rách hoàn toàn và nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm. Các cơn đau kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn, ngại đi lại và vận động. Lâu dần, người bệnh sinh chán nản, buồn phiền, ăn không ngon miệng. Việc hạn chế vận động còn khiến máu kém lưu thông, rất dễ dẫn tới suy nhược cơ thể.
Tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ do thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gọi là hội chứng đuôi ngựa. Hội chứng này xảy ra khi các rễ thần kinh vùng thắt lưng bị tổn thương dẫn tới rối loạn đóng mở cơ vòng hậu môn cũng như cơ thắt bàng quang. Khi đó bệnh nhân không thể tự chủ được quá trình đại tiểu tiện của mình.
Các rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép có thể gây rối loạn cảm giác vùng da mà chúng bao phủ. Lúc này bệnh nhân có thể cảm thấy nóng, lạnh thất thường đồng thời chân tay tê bì rất khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân không thể vận động hoặc ngại vận động do đau đớn. Việc không hoạt động trong thời gian dài khiến các cơ bắp yếu dần và có xu hướng teo nhỏ. Bên cạnh đó, tuần hoàn máu đến cơ giảm gây thiếu chất dinh dưỡng diện rộng càng làm tăng nguy cơ teo, liệt cơ.
Đây là biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của tình trạng thoát vị đĩa đệm. Yếu cơ, teo cơ kết hợp với việc tổn thương các dây thần kinh vận động trong thời gian dài khiến bệnh nhân mất khả năng điều khiển cơ bắp. Lúc này người bệnh hoàn toàn nằm yên một chỗ, không thể đứng dậy cũng như đi lại.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau được quảng cáo rầm rộ khiến người bệnh hoang mang. Bạn cần hiểu rõ bệnh lý của mình để có thể lựa chọn cách chữa khoa học, mang lại hiệu quả tối ưu.
Tại HTC sau khi thăm khám cẩn thận, các bác sĩ sẽ giải thích rõ về bệnh lý, trao đổi cụ thể về kết quả đạt được sau điều trị, thời gian và chi phí cho người bệnh.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
1. Điều trị cơ HTCMT: được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
2. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động
3. Nắn chỉnh cột sống: là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC (Kể cả các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật)
Bên cạnh đó, việc kết hợp hướng dẫn chế độ ăn, sinh hoạt cũng như các bài tập dành cho từng bệnh nhân không chỉ giúp họ lấy lại được khả năng đi lại, vận động tối đa mà còn tạo ra lớp đai bảo vệ tự nhiên, giúp cho đĩa đệm không bị hư hại. Nhờ vậy tỷ lệ tái phát sau điều trị là cực thấp.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…