Một số mẹo khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả không ngờ
Thoát vị đĩa đệm không những khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức vô cùng nghiêm trọng. Mà nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Muốn chữa trị triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh phải mất một thời gian dài. Để không phải phẫu thuật người bệnh cần kết hợp việc tập luyện, ăn uống cũng như uống thuốc đúng cách mới có thể hồi phục. Mẹo khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả không ngờ sau đây sẽ là một điều cực kì thú vị.
1. Xác định vùng bị bệnh, mức độ (giai đoạn bệnh):
Thông qua các triệu chứng người bệnh cần xác định chuẩn tình trạng bệnh khi tiến hành điều trị. Bạn thường xuyên bị đau vai gáy, đau ở phần lưng dưới, cẳng chân hay đau phần cổ, bả vai, cánh tay.
Đau nhức xương khớp dọc theo đường từ lưng dưới xuống bàn chân, có thể do dây thần kinh tọa bị chèn ép.
Cơn đau nhức vùng cổ, mỏi vai gáy, tê chân, đôi khi cánh tay bị tê nhức mất kiểm soát đây là tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ hoặc thoái hóa cột sống cổ.
Thông qua một vài triệu chứng bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cho ra kết quả chính xác về tình trạng bệnh hiện tại từ đó đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
2. Thay đổi lối sống giúp cải chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Tư thế sinh hoạt đúng cách
Thực tế chính những tư thế sinh hoạt chưa tốt hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Do vậy điều chỉnh lại các tư thế tốt sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh lý này.
Ngủ đúng cách: ngủ đúng cách giúp giảm áp lực lên phần cột sống và dây thần kinh bị ảnh hưởng từ đó cơn đau sẽ nhẹ nhàng hơn, bệnh gai cột sống… Tư thế nằm ngửa thoải mái vẫn được ưu tiên hàng đầu trong trường hợp bệnh nhân không mắc kèm các bệnh lý khác, sử dụng gối cổ phù hợp để giữ được đường cong sinh lý tốt.
Tư thế ngủ dậy: tránh bật dậy đột ngột theo tư thế thẳng đứng, đây là một thói quen không tốt cho cột sống. Thay vào đó hãy từ từ nghiêng người sang một bên, thả hai chân xuống sàn trước kết hợp chống tay đưa người ngồi dậy.
Trong trường hợp đau cấp tính, người bệnh có thể đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn cuốn tròn xuống phần lưng dưới hoặc phần cổ tùy vào loại bệnh thoát vị đĩa đệmcột sống lưng hay cổ.
Chú ý tư thế ngồi làm việc: với khoảng 8 tiếng ngồi làm việc trung bình mỗi ngày, chúng ta cần lưu ý sử dụng bàn, ghế có độ cao phù hợp (đặc biệt ghế nên có tựa tay, có vần cong hoặc gối lưng để giữ đường cong sinh lý và giữ cột sống thẳng trong phần lớn thời gian làm việc). Đồng thời chúng ta nên đứng dậy vận động sau mỗi 45 – 60 phút ngồi làm việc
Sử dụng các thiết bị điện tử: theo những con số thống kê thì hàng ngày chúng ta dành ra từ 3-6 tiếng sử dụng các thiết bị điện tử như smart phone, máy tính… Việc bị cuốn vào sử dụng liên tục khiến cho lưng, đặc biệt là cổ cúi gập về phía trước rất lâu. Cải thiện tư thế này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng thoát vị xấu đi mà còn giúp các nhóm cơ cổ, lưng, vai được thư giãn, thả lỏng
Chú ý các tư thế khác: bên cạnh đó chúng ta cần chú ý các tư thế bê đồ, mang vác vật nặng. Lưu ý cố định phần lưng, sử dụng lực từ chân, đùi làm bàn đạp để nâng đỡ đồ vật.
Chườm nóng hoặc lạnh khi cần thiết:
Trong vài ngày đầu khi cơn đau xuất hiện, hãy chườm lạnh, chườm đá từ 10-15 phút lên vị trí đau nhằm làm giảm viêm, sưng.
Sau một vài ngày đầu tiên, hãy dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để đắp vào khu vực bị đau nhức, hơi nóng sẽ kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơn đau có cùng tỉ lệ với tâm trạng. Do vậy, việc tâm lý thoải mái xác định chống chọi với bệnh lý này sẽ làm giảm cơn đau so với tâm lý chán trường, lo âu.
Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân đã tìm ra cách chung sống hòa bình với bệnh thoát vị đĩa đệm mà rất hiếm khi gặp phải các cơn đau cấp tính hành hạ.
Tập các bài tập chữa thoát vị đĩa đệmnhư yoga, thiền, hít thở sâu, nghe nhạc hay tham gia các chuyến picnic với người thân yêu, bạn bè nhằm giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ.
Bên cạnh tư thế sinh hoạt và điều chỉnh tâm lý, việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng quan trọng không kém trong việc cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Chúng ta hãy:
NÊN:
Ăn nhiều rau xanh
Uống nhiều nước hơn bình thường (từ 2 lít mỗi ngày)
Bổ sung các vitamin và khoáng chất
KHÔNG NÊN:
Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, café
Ăn nhiều thịt đỏ hoặc thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao
Uống các loại thuốc ngâm, lá hoắc các sản phẩm khác khi chưa rõ nguồn gốc và công dụng
Tích cực hoạt động giúp chữa hiệu quả thoát vị đĩa đệm hiệu quả:
Bạn có thể nằm nghỉ trong vài ngày đầu tiên sau khi bệnh tái phát, nhưng sau đó hãy thực hiện các bài vận động, tập thể dục nhằm giúp tình trạng bệnh phục hồi được nhanh hơn.
Thực hiện các bài tập giãn cơ thường xuyên (đặc biệt là các nhóm cơ cổ, cơ lưng…) nhằm đem lại một hệ cơ dẻo dai, khỏe mạnh.
Hãy nói chuyện với bác sĩ Chiropractic, ATPT, Vật lý trị liệu để có thể tìm ra được những bài tập phù hợp đối với tình trạng sức khỏe.
Phương pháp điều trị giảm áp đĩa đệm DTS, sóng xung kích cao tần, điều trị cơ HTC, Vật lý trị liệu chuyên sâu giúp giảm đau, tiêu viêm, giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên thần kinh và tủy sống, giải quyết các điểm co cơ, điểm xơ hóa cơ. Từ đó các triệu chứng đau nhức mỏi, tê bì, dị cảm giảm nhanh chóng.
Giai đoạn 2: Phục hồi đĩa đệm
Với các thiết bị máy đầu bảng như Siêu âm, Điện xung, Laser tần số cao giúp tái tạo mô tê bào mới khỏe mạnh, tăng tuần hoàn dinh dưỡng đến vị trí đĩa đệm. Qua đó đĩa đệm sẽ được phục hồi tốt hơn.
Giai đoạn 3: Duy trì và tăng cường chức năng vận động
Với các bài tập chuyên sâu được hướng dẫn cho từng bệnh nhân giúp hệ thống cơ cạnh cột sống dẻo dai, khỏe mạnh như một lớp bảo vệ tự nhiên giúp ngăn chặn tái phát.
Ngoài ra phòng khám xương khớp HTC kết hợp bài tập trị liệu Rehab giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, tăng cường hiệu quả một cách tự nhiên và bền vững. Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm việc, thậm chí là chơi thể thao bình thường
Kết quả đạt được: đẩy nhanh quá trình điều trị, duy trì trạng thái cân bằng sau khi phục hồi cột sống