Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài của đĩa đệm bị rách hoặc đứt do xơ hóa, khiến cho nhân nhầy đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống hoặc các rễ dây thần kinh, gây ra những cơn đau nhức dai dẳng. Vậy bệnh có giai đoạn thoát vị đĩa đệm như nào. Theo các chuyên gia, có 4 giai đoạn bệnh, kèm theo đó là các triệu chứng điển hình.
Trước khi tìm hiểu về các cách phân loại thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về bệnh lý xương khớp tương đối phổ biến này. Thoát vị đĩa đệm (có tên gọi quốc tế là Herniated Disc) là bệnh lý xảy ra khi một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị hư hại, di lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên tủy sống/các dây thần kinh trong ống sống, từ đó gây ra hiện tượng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.
Theo các chuyên gia, đĩa đệm là một cấu trúc sụn nằm giữa các đốt sống. Cấu tạo đĩa đệm bao gồm 2 phần là bao sơ (mâm sụn) nằm bên ngoài được cấu tạo từ các vòng sợi dai và nhân nhầy ở dạng keo nằm bên trong. Bình thường, đĩa đệm có cấu tạo rất chắc chắn với vai trò như một gối đỡ đàn hồi và giúp cột sống dẻo dai, đồng thời thực hiện các động tác dễ dàng hơn (bao gồm cúi, ưỡn, xoay và nghiêng). Tuy nhiên, khi các đĩa đệm cột sống bị tổn thương, có thể lệch, trượt đĩa đệm hoặc hư hại hoàn toàn, sẽ khiến vòng xơ nên ngoài bị bào mòn/rách và khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài.
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhân nhầy bắt đầu biến dạng, xuất hiện chỗ đứt rách nhỏ phía sau bao xơ đĩa đệm.
Biểu hiện này chỉ được thấy trên phim chụp đĩa đệm, phim thường hoặc khám lâm sàng thì khó thấy. Ở giai đoạn này, các cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua nên người bệnh thường không để ý.
Tiến triển qua giai đoạn II của bệnh thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy lúc này lồi về một phía. Bao xơ xuất hiện nhiều chỗ rạn, rách rõ rệt. Nhân nhầy chui qua khe hở của bao xơ thoát ra ngoài, hình thành khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh. Lúc này, người bệnh đã cảm nhận được cơn đau rõ rệt, cảm giác như có kiến bò hoặc kim châm ở vùng bị tổn thương.
Trong giai đoạn III, bao xơ của đĩa đệm bị đứt rách hoàn toàn, làm cho nhân nhầy và các tổ chức khác bên trong đĩa đệm bị thoát khỏi khoang đốt sống, chèn ép rễ thần kinh, khiến cho cơn đau lan ra các chi, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.
Ở giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chia thành 3 mức độ:
– Kích thích rễ thần kinh.
– Chèn ép rễ thần kinh, tuy vẫn còn một phần dẫn truyền thần kinh.
– Mất dẫn truyền thần kinh.
Giai đoạn IV là giai đoạn cực kì nguy hiểm cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Lúc này, đĩa đệm bị biến dạng và xơ hóa toàn bộ, bao xơ bị phá vỡ, rạn rách nặng. Nhân nhầy của khối thoát vị thoát ra ngoài và tách hoàn toàn khỏi đĩa đệm, gây tổn thương rễ thần kinh nặng, và khoang đốt sống bị giảm hẳn.
Ở giai đoạn IV, cơn đau hầu như không dứt. Người bệnh có thể đau nhiều khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh. Tình trạng bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, rối loạn cơ gây mất kiểm soát khi đại tiểu tiện, mất cảm giác nóng lạnh, thậm chí mất khả năng vận động.
Trên 90% tổng số bệnh nhân đau thắt lưng hông (thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm được điều trị Nội khoa, có khoảng 5 -10% số bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật…
Người bị thoát vị đĩa đệm nên thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:
Thay đổi chế độ vận động
Trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân nên nằm nghỉ tại giường với tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo chân làm co nhẹ khớp gối và khớp háng giúp giảm áp lực nội đĩa đệm.
Cũng có thể cho bệnh nhân nằm ở tư thế nào đỡ đau nhất. Thời gian nằm nghỉ tại giường là 5-7 ngày, đôi khi có thể kéo dài đến hai tuần hoặc hơn.
Về mặt tâm lý
Bác sĩ cần giải thích rõ cho bệnh nhân về mục đích và yêu cầu của phương pháp nằm bất động để bệnh nhân yên tâm và tự giác thực hiện. Chế độ bất động một cách kiên quyết và kịp thời sẽ tránh làm cho thoát vị đĩa đệm nặng hơn, làm giảm kích thước của thoát vị đĩa đệm và tạo điều kiện cho sự tái tạo tổ chức. Từ đó các thoát vị mới và nhỏ có thể trở lại vị trí ban đầu.
Lưu ý khác
Trên cơ sở bệnh nhân nằm bất động có thể tiến hành kết hợp một số phương pháp điều trị khác như: Chườm nóng, kéo giãn nhẹ, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống, châm cứu, vật lý trị liệu và dùng thuốc…Tùy trường hợp mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…