Đứt dây chằng chéo lâu năm là một trong những chấn thương mà nhiều người, nhất là các vận động viên thể thao lo ngại nhất. Khi dây chằng bị đứt, bị tổn thương, các cử động của khớp sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể.
Dây chằng gồm các mô liên kết dai, dày đặc làm vững khớp nhờ kết nối các xương với nhau. Khác với gân, dây chằng có tính đàn hồi. Tuy nhiên nếu các dây chằng bị kéo căng giãn ra quá nhiều, dây chằng sẽ bị tổn thương và làm khớp trở nên lỏng lẻo, đau và hạn chế khi cử động.
Đứt dây chằng là chấn thương khá phổ biến, xảy ra do lực tác động quá lớn đến khớp như va chạm do tai nạn, té ngã khi chơi thể thao, ngã từ trên cao… Vị trí rách thường nằm ở mắt cá chân, cổ tay, đầu gối, ngón tay cái…
Các công nhân lao động, vận động viên thể thao, vũ công, võ sĩ, người tập thể thao… đều là đối tượng dễ bị đứt, rách dây chằng.
– Chỗ bị thương phát ra âm thanh tương tự tiếng nứt hoặc tiếng nổ nhỏ
– Bị bầm tím, sưng và đau, đặc biệt khi lực đè lên khớp
– Xuất hiện vết lõm ở khớp nơi dây chằng bị rách, đứt
– Co thắt cơ; Khả năng vận động giảm, khiến các khớp lỏng lẻo hoặc không thể cử động như bình thường.
Tùy theo vị trí của dây chằng trên cơ thể:
Để chẩn đoán trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bị chấn thương, đồng thời hỏi về bệnh sử bị chấn thương. Việc sờ nắn và di chuyển khớp sẽ cho biết mức độ của chấn thương.
Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định có bị gãy xương không, dây chằng bị rách một phần hay toàn bộ.
Một khi dây chằng bị đứt, sự mất ổn định của khớp sẽ xảy ra. Nếu tình trạng này kéo dài, khớp không được điều trị dần sẽ dẫn đến sự thoái hóa của sụn, thoái hóa khớp… làm người bệnh đau đớn kéo dài, chất lượng sống suy giảm, thậm chí có nguy cơ tàn phế.
Hầu hết các dây chằng bị đứt đều sẽ lành lại nếu người bệnh tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với các trường hợp đứt ở cấp độ II, có thể kết hợp nẹp để nhanh hồi phục; Với những chấn thương độ III, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật để nối lại toàn bộ dây chằng bị đứt.
– Hiện nay phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đang được áp dụng để điều trị đứt dây chằng độ III. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: độ an toàn cao, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ít đau, sẹo mổ nhỏ… Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục chức năng vận động gần như hoàn toàn nhờ kết hợp các bài tập vật lý trị liệu. Thời gian hồi phục có thể là vài tuần hoặc lên đến một năm, tùy thuộc vào mức độ của thương tổn.
– Trước khi chơi thể thao cần khởi động đúng cách để làm nóng cơ bắp, các khớp cũng như tăng lưu thông máu, hạn chế chấn thương.
– Ngừng tập luyện nếu cơ thể mệt mỏi
– Cần chú trọng các bài tập tăng độ dẻo dai cho dây chằng, không có bài tập cụ thể giúp tăng sự dẻo dai cho dây chằng mà dây chằng sẽ “khỏe” lên một cách tự nhiên nếu nhận được lượng tải trọng phù hợp. Chẳng hạn như muốn củng cố dây chằng gối, cần đạp xe, đi bộ, bơi lội…
– Tuyệt đối tránh các kỹ thuật sai khi chơi thể thao; hạn chế mang vác đồ vật nặng; cẩn trọng tránh các tai nạn xe cộ/tai nạn té ngã… làm tổn thương dây chằng.
– Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu canxi để tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng. Nên ăn uống sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản, các loại đậu, rau lá xanh…; Bổ sung thêm vitamin D và magiê.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…