Đứt bán phần dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng chéo trước bị tổn thương và rách một phần do những chuyển động đột ngột hoặc va đập mạnh vào đầu gối. Điều này khiến bệnh nhân đau đớn, đầu gối sưng to, tấy đỏ hoặc bầm tím, mất tính ổn định. Tùy thuộc vào tổn thương, bệnh nhân được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật
Đứt bán phần dây chằng chéo trước là một chấn thương đầu gối phổ biến, chiếm phần lớn các trường hợp đứt dây chằng chéo trước. Chấn thương này thể hiện cho tình trạng rách một phần dây chằng chéo trước (ACL), trong đó dải mộ còn giữ lại sự kết nối, không bị đứt hoàn toàn.
Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau (PCL), bắt chéo với nhau trong đầu gối tạo nên hình chữ X. Trong đó ACL ở phía trước và PCL ở phía sau. Sự bắt chéo của chúng tạo sự ổn định cho đầu gối. Đồng thời kiểm soát những chuyển động qua lại của khớp.
Chính vì thế mà người bệnh thường có cảm giác lỏng lẻo ở đầu gối và giảm phạm vi chuyển động khi bị đứt bán phần dây chằng chéo trước. Ngoài ra chấn thương còn khiến người bệnh đau đớn, sưng đầu gối và giảm khả năng nâng đỡ cơ thể ngay khi dây chằng bị thương.
Phần lớn đứt bán phần dây chằng chéo trước xảy ra thông qua cơ chế không tiếp xúc. Chỉ một số nhỏ xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với đồ vật hoặc người trong khi chơi thể thao.
Chính vì những điều trên mà đứt bán phần dây chằng chéo trước thường gặp ở vận động viên hoặc những người thường xuyên chơi thể thao (đặc biệt là bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ…), tai nạn giao thông.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với vận động viên nam đứt dây chằng chéo trước phổ biến ở vận động viên nữ hơn (trong một số hình thức/ bộ môn thể thao nhất định). Điều này có thể do ảnh hưởng từ sự khác biệt trong điều kiện thể chất, khả năng kiểm soát thần kinh cơ và sức mạnh cơ bắp
Ngoài ra tỉ lệ chấn thương ở vận động viên nữ cao hơn nam còn do sự liên kết của chi dưới và xương chậu, ảnh hưởng của hormone estrogen đối với đặc tính của dây chằng và tăng độ lỏng lẻo của dây
Hầu hết bệnh nhân bị đứt bán phần dây chằng chéo trước có thể phục hồi hoàn toàn và trở lại với các hoạt động bình thường. Tuy nhiên thời gian hồi phục có thể kéo dài ở những người có chấn thương nghiêm trọng, đứt một phần dây chằng chéo trước kèm theo tổn thương ở những cấu trúc khác của đầu gối:
Đứt bán phần dây chằng chéo trước thường được xác định thông qua khám lâm sàng. Tuy nhiên nhiều xét nghiệm hình ảnh cũng được chỉ định để đánh giá mức độ nghiêm trọng và tìm kiếm những tổn thương đi kèm.
Tổn thương dây chằng chéo trước có thể được đánh giá tại phòng khám thông qua một số biểu hiện lâm sàng. Chẳng hạn như:
Chính vì thế mà người bệnh thường được yêu cầu mô tả triệu chứng, nguyên nhân và thời điểm chấn thương. Ngoài ra người bệnh được yêu cầu đi lại hoặc/ và thực hiện một số thử nghiệm, bao gồm: Thử nghiệm ngăn kéo trước, thử nghiệm chuyển trục, thử nghiệm Lachman.
Trong đó thử nghiệm Lachman được áp dụng cho hầu hết các trường hợp có nghi ngờ chấn thương ACL bởi độ nhạy cảm của nó. Khi thực hiện thử nghiệm này, bác sĩ sẽ đặt một tay lên đùi và một tay vào xương chày trong khi bệnh nhân co gối. Sau đó kéo xương chày về phía trước để xác định tổn thương ở dây chằng chéo trước.
Ở bệnh nhân bị đứt bán phần dây chằng chéo trước, một số xét nghiệm hình ảnh dưới đây có thể được chỉ định:
Để đề xuất hướng điều trị thích hợp, bác sĩ tiến hành đánh giá tình trạng, xác định những vấn đề có khả năng tiến triển do thiếu hụt ACL.
Ở bệnh nhân bị đứt bán phần dây chằng chéo trước, những phương pháp điều trị bảo tồn thường được sử dụng gồm:
Áp dụng phương pháp RICE (sơ cứu chấn thương, ngay khi ACL bị thương có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Phương pháp này gồm bốn bước, cụ thể:
Người bệnh cần hạn chế vận động ở chân bị thương sau khi chấn thương xảy ra. Tốt nhất tạm dừng các hoạt động đang thực hiện, giảm tối đa thời gian vận động và đi lại, hạn chế tăng trọng lượng lên.
Tốt nhất tạm dừng các hoạt động đang thực hiện, giảm tối đa thời gian vận động và đi lại, hạn chế tăng trọng lượng lên chân bị thương, nên nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này giúp xương khớp và ACL được nghỉ ngơi hoàn toàn và có thời gian phục hồi.
Để giảm đau và sưng do ACL bị thương, hãy dùng một túi đá lạnh đặt lên đầu gối từ 20 – 30 phút, | lặp lại mỗi 2 – 4 giờ 1 lần, liên tục trong 2 hoặc 3 ngày. Lưu ý không đặt trực tiếp đá lạnh lên da để tránh làm tổn thương da (bỏng lạnh).
Khi bị đứt bán phần dây chằng chéo trước, hãy dùng 2 – 3 cuộn băng thun hoặc bằng vải để quấn quanh đầu gối bị thương (theo đường băng số 8). Biện pháp này có tác dụng cố định vùng bị chấn thương, tăng tính ổn định và tạo điểm vững chắc cho đầu gối. Đồng thời hạn chế đầu gối tổn thương thêm hoặc đau do những chuyển động không cần thiết.
Đặt dưới đầu gối khoảng 1 – 2 chiếc gối khi ngồi/ năm để nâng vùng tổn thương cao hơn tim. Biện pháp này giúp máu lưu thông về tim dễ dàng, hạn chế tình trạng ứ huyết, giảm sưng và giảm đau hiệu quả
Người bệnh cần bất động trong khi ACL bị thương và còn triệu chứng. Biện pháp này giúp bảo vệ đầu gối, ngăn những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi dây chằng. Đồng thời ngăn đau và sưng thêm nghiêm trọng.
Nếu cần đi lại, người bệnh nên sử dụng gậy hoặc nạng để giảm bớt trọng lượng cơ thể lên đầu gối bị thương.
Sau giai đoạn cấp tính, người bệnh được kích thích vận động hoàn toàn và tăng dần theo thời gian. Trong điều trị không phẫu thuật, vật lý trị liệu có thể giúp phục hồi đầu gối, trở về tình trạng gần với trạng thái trước khi ACL bị thương. Đồng thời giúp tăng cường sức mạnh, tăng sức cơ và ngăn ngừa sự bất ổn, người bệnh trở về với các hoạt động bình thường,
Hầu hết bệnh nhân bị đứt bán phần dây chằng chéo trước có tiên lượng tốt khi điều trị bảo tồn. Trong thời gian điều trị, người bệnh được đánh giá tình trạng lỏng lẻo và theo dõi sự phục hồi chức
Đối với đất bán phần dây chằng chéo trước, điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như:
Vết rách của dây chằng chéo trước thường không được nối lại bằng chỉ khâu. Bởi những vết rách đã sửa chữa có thể tái diễn hoặc bị lỗi theo thời gian. Chính vì thế mà dây chằng chéo trước bị rách thường được thay thế bằng một mảnh ghép, có thể là gân ở người hiến tặng hoặc lấy từ một vùng khác của cơ thể.
Khi xây dựng lại dây chằng bị thương, hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật nội soi. So với mổ hở truyền thống, phương pháp này xâm lấn ít, gây đau và sưng ít hơn. Ngoài ra bệnh nhân được phẫu thuật nội soi có thời gian phục hồi nhanh hơn so với mổ hở.
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê bằng một loại thuốc mê, mảnh ghép được chuẩn bị đúng kích thước của ACL bị thương. Mảnh ghép được cấy thông qua một vài vết rạch nhỏ trên đầu gối, dưới sự hướng dẫn của thiết bị có gắn camera. Trong và sau quá trình phẫu thuật, bác sĩ kiểm tra sự lỏng lẻo của các dây chằng để điều chỉnh phù hợp.
Để giảm biến chứng, cần chăm sóc vết thương tốt sau khi phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được cố định đầu gối bị thương và dùng thuốc giảm đau ngắn hạn. Trong đó thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuốc gây tê li hô và anion(thuốc giảm đau
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được cố định đầu gối bị thương và dùng thuốc giảm đau ngắn hạn. Trong đó thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc gây tê cục bộ và opioid (thuốc giảm đau gây nghiện) thường được lựa chọn để kiểm soát. Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc để giảm nhu cầu sử dụng opioid cũng như tăng hiệu quả giảm đau.
Khi triệu chứng được kiểm soát, người bệnh được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng (thường khoảng 10 – 14 ngày đầu sau phẫu thuật. Đây là một phần quan trọng góp phần quyết định thành công của của phương pháp phẫu thuật ACL.
Quá trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau phẫu thuật thường mất từ 4 – 6 tháng.
Đứt bán phần dây chằng chéo trước có tiên lượng tốt và thời gian phục hồi nhanh. Hầu hết bệnh nhân có thể phục hồi và trở lại hoạt động thể thao. Thông thường, ACL bị rách có thể lành lại và phục hồi sau ít nhất 3 tháng. Thời gian phục hồi hoàn toàn và trở lại thể thao thường từ 9 – 12 tháng.
Tuy nhiên một số bệnh nhân bị rách dây chằng chéo trước vẫn có thể gặp những triệu chứng không ổn định. Do đó người bệnh cần một liệu trình vật lý trị liệu hoàn chỉnh và theo dõi lâm sàng chặt chẽ để tăng khả năng và tốc độ hồi phục hoàn toàn.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Các huyệt đạo vùng cổ vai gáy là chìa khóa giúp bạn giải tỏa cơn đau…
Ngủ dậy đau đầu sau gáy là một trải nghiệm khó chịu mà nhiều người gặp…
Khớp vai kêu lục cục là âm thanh bạn có thể nghe thấy khi cử động…
Bị gút ở chân là một trong những biểu hiện ban đầu và phổ biến nhất…
Viêm gân gót chân là một vấn đề thường gặp, gây nhiều phiền toái. XuongkhopHTC…
Viêm gân dạng duỗi ngón cái khiến bạn đau đớn, khó chịu? XuongkhopHTC hiểu rằng cơn…