Đau sụn gối là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, sinh ra từ những thói quen sinh hoạt sai lầm hàng ngày. Mức độ nghiêm trọng ở mỗi người là khác nhau, có thể tự khỏi hoặc dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị kịp thời.
Sụn khớp gối gồm có sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, hình bán nguyệt, nằm giữa xương đùi và xương chày, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sụn khớp của xương đùi và xương chày. Bề dày trung bình của sụn chêm khoảng 3-5mm.
– Sụn chêm trong: Nằm phía bên trong khớp, có hình chữ C, dài khoảng 5-6cm. Sự liên hệ chặt chẽ giữa giải phẫu và các thành phần xung quanh có thể làm hạn chế việc di chuyển của sụn chêm. Đây cũng chính là lý do tổn thương sụn chêm thường gặp trong chấn thương khớp gối.
– Sụn chêm ngoài: Nằm bên ngoài của khớp, có hình chữ O.
Khớp gối chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, chính sụn chêm tạo nên sự vững chắc của khớp gối. Do đó, sụn chêm có vai trò:
– Giảm xóc, hấp thu và phân tán đều lực lên đầu gối;
– Tạo sự vững chắc cho khớp gối;
– Tạo sự tương hợp giữa hai mặt tiếp xúc, trải đều dịch bôi trơn và dinh dưỡng nuôi sụn khớp;
– Lấp đầy khe khớp gối, tránh việc bao khớp và hoạt mạc bị kẹt vào kẽ khớp.
Sụn chêm nằm lót giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày là hai tấm sụn có đặc tính bền, dai, và đàn hồi gọi là sụn chêm. Có hai sụn chêm nằm ở phía trong và phía ngoài khớp gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Chấn thương sụn chêm thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao gây tổn thương một hoặc cả hai sụn chêm.
Sụn chêm là mô rất dễ bị tổn thương. Khi sụn chêm bị tổn thương, nhất là do đã cắt toàn bộ hoặc cắt một phần sụn chêm, làm thay đổi phân bố lực tác động lên sụn khớp, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối. Diện tích 1/3 trong của sụn chêm là vùng vô mạch, vùng này hoàn toàn được nuôi dưỡng bởi dịch khớp và là nơi phải chịu tác dụng của lực lớn vì nằm ở vùng trung tâm của khớp. Vì vậy vùng sụn này thường bị thoái hóa sớm.
+ Bệnh nhân thường thấy dấu hiệu đau tại khớp gối sau khi chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Đau tại khe khớp khi ấn ngón tay vào khớp gối.
+ Tràn dịch khớp gối.
+ Dấu hiệu kẹt khớp: đôi khi bệnh nhân đột ngột không thể duỗi hết gối, sau khi cố gắng vận động gối có thể duỗi trở lại.
+ Dấu hiệu lục khục trong khớp: khi đi lại hoặc gấp duỗi gối người bệnh có cảm giác hoặc nghe thấy lục khục trong khớp.
+ Teo cơ tứ đầu đùi: thường do hậu quả của hạn chế vận động chân bên đau.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…