Trong cuộc sống hàng này, hiện tượng đau gối không co lại được xảy ra khá phổ biến nên nhiều người thường chủ quan và bỏ qua. Đến khi, cơn đau ngày càng tăng mới bắt đầu lo lắng.
Khớp gối có cấu tạo phức tạp và là nơi đảm nhận nhiệm vụ quan trọng như giúp nâng đỡ cơ thể thẳng đứng, nâng cao và hạ thấp cơ thể, giúp chân gập – duỗi và vận động linh hoạt. Bên cạnh đó, khớp gối cũng cho phép cơ thể thực hiện các hoạt động xoắn chân, giảm xóc và đẩy cơ thể về phía trước.
Chính vì thế, khớp gối rất dễ bị tổn thương khi có yếu tố tác động. Khi đó, khớp gối có biểu hiện đau nhức, đặc biệt là khi đau gối không co lại được.
Nguyên nhân đầu tiên khiến khi gập duỗi khớp gối bị đau là bị chấn thương nơi khớp gối hoặc các cơ và dây chằng hỗ trợ khớp. Việc dây chằng bị chấn thương, bong gân, căng cơ, rách sụn và các chấn thương khác ở xương đầu gối đều sẽ gây ra cơn đau tùy mức độ tổn thương khi bệnh nhân thực hiện động tác gập duỗi thẳng chân. Khi bị chấn thương, người bệnh cần sớm tiến hành điều dứt điểm để tránh di chứng về sau, nhất là bị mất khả năng vận động.
Nhiều người không chú ý đến tư thế nhưng sự thật là tư thế cơ thể rất quan trọng để vận động khỏe mạnh và bảo vệ khớp. Các tư thế cơ thể không đúng cách nếu thành thói quen, lại được giữ trong thời gian dài dễ khiến khớp gối bị ảnh hưởng, cơ và dây chằng bị đau, dần dần tiến triển dẫn đến đau đầu gối.
Các rối loạn khớp như viêm khớp, phổ biến nhất là viêm xương khớp do sự hao mòn quá mức của khớp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp gối. Viêm khớp dạng thấp, là một dạng tự miễn và các dạng viêm khớp khác ảnh hưởng đến khớp gối, cũng có thể khiến đầu gối bị đau nhức khi vận động hoặc ngay cả lúc nghỉ ngơi.
Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở người béo phì thường cao hơn do khớp gối phải gánh trọng lượng lớn của cơ thể nên chịu áp lực rất lớn. Dần dần, lớp sụn chêm bị bào mòn dẫn đến hiện tượng khớp gối bị đau nhức mỗi khi di chuyển hay gập duỗi chân.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng có tác động đến sức khỏe xương khớp nói chung, khớp gối nói riêng. Dinh dưỡng thiếu cân bằng, stress kéo dài, nghiện bia rượu, thuốc lá,… đều có thể khiến khớp gối bị đau bất cứ lúc nào.
Để phòng tránh tình trạng đau gối không co lại được, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể là những thực phẩm dưới đây:
– Vitamin C và vitamin D: sữa, cá, dầu gan cá, trứng cá, súp lơ, ớt…
– Canxi: phô mai, ngũ cốc dinh dưỡng, cải xoăn, hải sản, bắp…
– Chất béo omega-3: cá thu, cá hồi, hàu,…
Bên cạnh đó bạn cần có lối sống khoa học và lành mạnh:
– Kiểm soát trọng lượng của cơ thể, tránh trình trạng thừa cân béo phì
– Duy trì thói quen luyện tập thể dục, những người bị đau đầu gối nên đi bộ nhẹ nhàng
– Hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, stress
Đau đầu gối khi co chân không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng. Nhất là khi không có phương pháp chữa trị hiệu quả, bạn sẽ đứng trước nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, cũng không nên tự ý uống các loại thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và dạ dày.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…