Việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào việc chữa trị theo từng giai đoạn, mức độ. Các mức độ thoát vị đĩa đệm là gì? Cùng tìm hiểu để có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp cho từng mức độ
Biểu hiện sự biến dạng của nhân nhầy, bắt đầu xuất hiện một vài chỗ đứt rách nhỏ ở phía sau của vòng sợi và nhân nhầy ấn lõm vào chỗ khuyết này. Hình ảnh này chỉ thấy trên phim chụp đĩa đệm, còn trên phim thường và lâm sàng chưa thấy có biểu hiện.
Nhân nhầy lồi về một phía của vòng sợi bị suy yếu, có nhiều chỗ rạn, rách vòng sợi rõ rệt hơn nhưng chưa xâm phạm hết chiều dày của vòng sợi, bắt đầu giảm chiều cao khoang đốt sống. Do nhân nhầy đè ép vào vòng sợi đã bị suy yếu nên đĩa đệm bị phình ra nhất là ở phía sau.
Hình ảnh chụp đĩa đệm đã có những dấu hiệu tổn thương khá phong phú. Về lâm sàng có thể là thời kỳ đau thắt lưng cục bộ, hãn hữu lồi đĩa đệm có thể gây kích thích rễ thần kinh.
Đứt rách hoàn toàn các lớp của vòng sợi, tổ chức nhầy cùng với tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, hình thành thoát vị đĩa đệm. Giai đoạn này chụp đĩa đệm cho thấy thoát vị nhân nhầy đã hoặc chưa gây đứt dây chằng dọc sau. Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh xuất hiện và có thể chia ra 3 mức độ:
Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều phía. Giảm rõ chiều cao khoang đốt sống dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống, giữa các mấu khớp, mọc gai xương ở bờ viền của các thân đốt sống.
Lâm sàng thường là đau thắt lưng mạn tính tái phát, có thể có hội chứng rễ nặng do chèn ép trong trong lỗ tiếp hợp đã bị hẹp bởi các biến đổi thứ phát của cấu trúc xương.
Trong lâm sàng, bệnh lý đĩa đệm có thể không tiến triển tuần tự qua từng giai đoạn đã nêu trên mà có thể có những bước tiến triển đột biến do những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài gây ra, nhất là yếu tố chấn thương và tải trọng không cân đối quá mức. Có thể gặp thoái hóa đĩa đệm nặng gây khóa cứng đốt sống nên không có thoát vị đĩa đệm.
Dựa vào vị trí đĩa đệm bị lệch, chuyên gia phân loại thoát vị đĩa đệm thành các thể như sau:
Các thể thoát vị đĩa đệm dựa vào mức độ chèn ép thần kinh và tủy sống:
Dựa theo vị trí, các thể thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia phân chia như sau:
Phân loại thoát vị đĩa đệm theo mức độ liên quan với dây chằng dọc sau:
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Tùy theo phân loại thoát vị đĩa đệm, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống và mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp đĩa đệm di lệch mà chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh chỉ cần dùng thuốc và tập vật lý trị liệu. Nếu đã điều trị nội khoa tích cực mà thoát vị đĩa đệm không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định với mục đích cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm bao gồm giảm đau Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid hoặc corticosteroid, thuốc giãn cơ hoặc giảm đau thần kinh…
Một vấn đề người bệnh cần đặc biệt lưu ý là loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn là chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, nghiêm trọng hơn là bệnh viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận hoặc loãng xương…
Song song quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể kết hợp các bài tập vật lý trị liệu với mục tiêu cải thiện các cơn đau nhức cũng như hạn chế sự chèn ép vào dây thần kinh do sai tư thế lao động, sinh hoạt dưới sự trợ giúp của các chuyên gia và kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Khuyến cáo người bệnh bị thoát vị đĩa đệm không tự lý tập luyện để tránh sai cách và khiến những tổn thương cột sống trở nên trầm trọng hơn.
Hiện nay các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm phẫu thuật hở, phẫu thuật nội soi hoặc tiêu hủy nhân nhầy bằng men Chymopapain… Tuy nhiên, hạn chế của những phương pháp này là tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, như nhiễm trùng, dị ứng với men tiêu nhân nhầy, liệt dây thần kinh, hoặc nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.
Có thể thấy, việc phân loại thoát vị đĩa đệm rất quan trọng và giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…