Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không tùy thuộc vào mức độ đau nhức và tê cứng của thắt lưng. Nhưng dù tình trạng nặng hay nhẹ, thì khi đĩa đệm thoát vị cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, bao gồm “chuyện chăn gối”.
Thoát vị đĩa đệm là một tổn thương nghiêm trọng tại cột sống, gây đau nhức dai dẳng và làm giảm độ dẻo dai, tính linh hoạt của lưng (đặc biệt là thắt lưng), hông, đùi. Tình trạng này khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong mọi hoạt động, thế nên nhiều người lo ngại: liệu “bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ tình dục được không?”.
Kết quả của một khảo sát có tên “phẫu thuật ảnh hưởng như thế nào đến ham muốn và sinh hoạt tình dục của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng” đăng trên website NCIB của Trung tâm công nghệ thông tin sinh học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy:
Những con số này thể hiện rằng, thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng chủ yếu đến ham muốn, sự hưng phấn và mức độ hài lòng của người bệnh trong sinh hoạt chăn gối. Bệnh lý này không làm suy yếu chức năng sinh dục hay gây ra các vấn đề hoạt động tình dục (gồm xuất tinh sớm, liệt dương), thế nên bạn hoàn toàn có thể giải tỏa nỗi lo thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý hay không.
Đĩa đệm là phần lót giữa các đốt sống, giúp nâng đỡ và giảm chấn thương cột sống. Khi đĩa đệm bị tổn thương (chủ yếu là thoát vị – hiện tượng nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài do vòng sợi đĩa đệm bị rách hoặc nứt), sẽ chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh gây đau nhức và tê buốt lưng, hông, rồi lan xuống hai chân.
Đây có thể là rào cản lớn đối với chức năng vận động của cơ thể, khiến người bệnh không thể thực hiện thuần thục bất kỳ hoạt động nào, từ đi đứng, chạy nhảy, mang vác. Tuy nhiên, ở tư thế nằm, đĩa đệm ít bị chèn ép hơn nên có thể làm “chuyện ấy” dù không thoải mái lắm. Trước khi xem xét kỹ lưỡng bệnh lý tác động tiêu cực như thế nào đến đời sống tình dục, chúng ta cần làm rõ vấn đề “thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không”.
Vậy nên, chỉ cần không mắc vấn đề về sức khỏe sinh sản, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể sinh con bình thường. Quay trở lại với thắc mắc khi đĩa đệm thoát vị sẽ gây ra những khó khăn gì trong sinh hoạt vợ chồng, thì câu trả lời cụ thể là:
Lúc này, cột sống vẫn cử động tốt và dây thần kinh chưa bị chèn ép nhiều, thế nên người bệnh gần như không gặp rắc rối lớn lúc “chăn gối”. Nhưng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu khi động tác của đối phương quá mạnh bạo hoặc tư thế “chiến đấu” của bản thân không thuận lợi.
Khi phần đĩa đệm thoát vị đè lên dây thần kinh hoặc làm hẹp ống sống, mỗi một cử động nhỏ của cơ thể đều dâng lên cảm giác đau nhức dữ dội. Không những thế, người bệnh còn cảm thấy khó xoay sở và chuyển tư thế “yêu”. Điều này như gáo nước lạnh dội trực tiếp vào cảm xúc của người trong cuộc, khiến niềm hưng phấn đang mãnh liệt bỗng nhiên phai nhạt.
Nhiều người vì đau nhức trong khi quan hệ trở nên e dè hoặc né tránh bạn tình. Tình trạng này kéo dài là vô tình trở thành nguyên nhân dẫn đến rạn nứt tình cảm vợ chồng.
Riêng đối với chị em, quá trình mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ gian nan hơn bao giờ hết. Áp lực của thai nhi lên cột sống vốn đã suy yếu do đĩa đệm thoát vị khiến bà bầu phải chống chọi với những cơn đau thấu xương ngày qua ngày.
Thoát vị đĩa đệm có nên quan hệ tình dục? Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia cho biết: Đây là nhu cầu sinh lý chính đáng và cần thiết của con người, thế nên dù bị thoát vị đĩa đệm, bạn vẫn cần duy trì hoạt động này một cách điều độ.
Tuy nhiên, để giảm đau lưng và tránh “mất hứng” giữa chừng, người bị thoát vị đĩa đệm phải lưu ý một số vấn đề sau khi quan hệ tình dục:
Bạn nên kiểm soát ham muốn bản thân, giảm số lần quan hệ và thực hiện các động tác “yêu” nhẹ nhàng để không gia tăng áp lực lên cột sống, tránh làm tổn thương đĩa đệm nặng hơn. Quan trọng là khi quan hệ vừa đủ, cơn đau lưng sẽ không vô cớ tìm đến và bạn có thể thoải mái thăng hoa với cảm xúc của mình.
Cảm giác đau nhức do thoát vị đĩa đệm thường tăng lên khi bạn gập cột sống về phía trước hoặc uốn cong cột sống về phía sau, tư thế “đứng”. Do đó, tư thế quan hệ tình dục phù hợp với người thoát vị đĩa đệm là chú trọng giảm thiểu tối đa sự uốn cong cột sống hay “đứng”.
Bạn nên cẩn thận xác định mức độ có thể uốn cong cột sống mà không gây đau. Từ đó, bạn có thể chủ động điều khiển tư thế của mình trong lúc quan hệ.
Thoát vị đĩa đệm cần được điều trị kết hợp giữa thuốc và luyện tập để làm giãn đĩa đệm, tăng cường sức cơ cạnh cột sống giúp nâng đỡ đĩa đệm, giảm chèn ép thần kinh. Lưu ý là nhiều bệnh nhân dùng thuốc sau một vài tuần thường bị đau dạ dày.
Thoát vị đĩa đệm có thể kèm theo thoái hóa cột sống – căn bệnh mạn tính do sụn và xương dưới sụn bị bào mòn – vốn có thể làm cho tình trạng thoát vị nặng thêm. Thoái hóa cột sống không thể chữa khỏi dứt điểm, thế nên rủi ro thoát vị đĩa đệm nặng thêm và có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, “phá bĩnh” đời sống tình dục của bạn.
Cải thiện sức khỏe xương khớp nói chung và cột sống nói riêng, giúp kiểm soát tình trạng thoát vị đĩa đệm là cách tốt nhất để bạn duy trì sức khỏe và viêm mãn trong sinh hoạt tình dục. Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ (thuốc, luyện tập), người bị thoát vị đĩa đệm nên dùng bổ sung sản phẩm chăm sóc xương khớp từ bên trong như Jex thế hệ mới
Căng thẳng khiến cơ thể cảm nhận cơn đau dữ dội hơn bình thường, và rất dễ làm bạn mất hứng. Bạn hãy gạt câu hỏi “bệnh thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không” sang một bên, thoải mái và nhẹ nhàng bước vào “cuộc vui”, mọi chuyện sẽ diễn ra êm đềm.
Sau thời gian vui vẻ, nếu cột sống đau nhức, bạn có thể chườm ấm hoặc tắm nước nóng để giãn cơ giãn khớp, giải tỏa lực chèn ép dây thần kinh giúp giảm nhẹ cơn đau và hiện tượng co thắt ở lưng.
Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ đau nhức xương khớp. Mặc dù, tần suất quan hệ sẽ phải hạn chế, nhưng chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn bình thường.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau được quảng cáo rầm rộ khiến người bệnh hoang mang. Bạn cần hiểu rõ bệnh lý của mình để có thể lựa chọn cách chữa khoa học, mang lại hiệu quả tối ưu.
Tại HTC sau khi thăm khám cẩn thận, các bác sĩ sẽ giải thích rõ về bệnh lý, trao đổi cụ thể về kết quả đạt được sau điều trị, thời gian và chi phí cho người bệnh.
>>>Nhận ngay gói thăm khám và điều trị buổi đầu chỉ 199k
1. Điều trị cơ HTCMT: được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
2. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động
3. Nắn chỉnh cột sống: là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC (Kể cả các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật)
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Bên cạnh đó, việc kết hợp hướng dẫn chế độ ăn, sinh hoạt cũng như các bài tập dành cho từng bệnh nhân không chỉ giúp họ lấy lại được khả năng đi lại, vận động tối đa mà còn tạo ra lớp đai bảo vệ tự nhiên, giúp cho đĩa đệm không bị hư hại. Nhờ vậy tỷ lệ tái phát sau điều trị là cực thấp.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…