PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng điều trị loãng xương

Loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) là một rối loạn chuyển hoá của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương

* Khối lượng xương được biểu hiện bằng:

– Mật độ khoáng chất của xương (Bone mineral density – BMD)

– Khối lượng xương (Bone Mass content – BMC)

* Chất lượng xương phụ thuộc vào:

– Thể tích xương

– Vi cấu trúc của xương (thành phần chất nền của xương và chất khoáng của xương)

– Chu chuyển xương (tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc của xương)

* Phân loại loãng xương

– Loãng xương người già (loãng xương tiên phát)

– Loãng xương sau mãn kinh

– Loãng xương thứ phát

Khám và chẩn đoán

1. Hỏi bệnh

  • Tiền sử còi xương, suy dinh dưỡng, tiền sử gãy xương…
  • Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương
  • Thói quen sống ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động lâu ngày do bệnh tật hoặc nghề nghiệp
  • Thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Tiền sử kinh nguyệt, mãn kinh (nữ giới)
  • Tiền sử mắc một số bệnh: thiểu năng tuyến sinh dục, bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận..), bệnh  xương khớp mạn tính (viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp…)
  • Tiền sử dùng một số thuốc dài hạn: thuốc corticoit, thuốc chống động kinh, thuốc tiểu đường (insulin)…

2. Khám lâm sàng và lượng giá chức năng

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng

  • Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính
  • Biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao…do các đốt sống gãy lún
  • Đau ngực, khó thở, chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và các thân các đốt sống
  • Gãy xương: các vị trí thường gãy là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy lún cột sống (lưng và thắt lưng), xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương

3. Các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

  • X quang quy ước: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (gãy lún), các xương dài giảm độ dày thân xương (khiến ống tuỷ rộng ra)
  • Xét nghiệm máu: nồng độ canxi toàn phần giảm, canxi ion giảm.
  • Đo mật độ xương (BMD) bằng phương pháp đo hấp thu năng lượng tia X kép (Dual Energy Xray Absorptiometry – DEXA) để dự báo nguy cơ loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị
  • Các phương pháp chấn đoán khác: CT Scan hoặc MRI để đo mật độ xương đặc biệt ở cột sống hoặc cổ xương đùi; định lượng các marker huỷ xương, tạo xương…

4. Chẩn đoán xác định

– Dựa vào triệu chứng lâm sàng: đau xương, đau lưng, gãy xương sau chấn thương nhẹ, tuổi cao…có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gãy xương (mà không cần đo mật độ xương nếu không có điều kiện)

– Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DEXA:

+ Xương bình thường: T score từ -1 SD trở lên

+ Thiếu xương (Osteopenia): T score trên -1 SD đến – 2,5 SD.

+ Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới – 2,5 SD.

+ Loãng xương nặng: T score dưới – 2,5 SD kèm tiền sử/hiện tại gãy xương.

5. Chẩn đoán phân biệt

– Bất toàn tạo xương hay bệnh xương thuỷ tinh (Osteogenesis Imperfecta)

– Các loãng xương thứ phát như ung thư di căn xương, các bệnh ác tính cơ quan tạo máu (đa u tuỷ xương, bệnh bạch cầu…)

>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Phục hồi chức năng và điều trị loãng xương tại HTC

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

– Phòng ngừa biến chứng gãy xương,

– Kiểm soát đau nếu gãy xương xảy ra

– Cải thiện chức năng và giảm khiếm khuyết

Các phương pháp điều trị loãng xương tại HTC

  • HTCMT  giúp cải thiện triệu chứng đau mỏi, cứng khớp, lấy lại tầm vận động tối đa, làm chậm quá trình thoái hóa gây loãng xương, hạn chế quá trình phá hủy khớp. Bên cạnh đó HTCMT giúp làm mềm và tăng cường sức mạnh cho hệ cơ qua đó giúp dinh dưỡng đến các đốt sống, các khớp xương tốt hơn, bảo vệ cột sống, như một lớp đai tự nhiên bảo vệ hệ xương khớp.
  • Chiropractic giúp điều chỉnh các sai lệch dù là nhỏ nhất của cột sống, giúp giải phóng sự chèn ép lên rễ thần kinh, phục hồi đường cong sinh lý thắt lưng. Chiropractic cũng đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa loãng xương.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng loãng xương với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại giúp thúc đẩy cơ thể khoẻ hơn, tăng cường dinh dưỡng giúp cho xương khớp khỏe mạnh
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện giúp tăng hiệu quả điều trị lên tối đa

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

19 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago