Trẻ em bị đau khớp gối phần lớn là dấu hiệu của tình trạng bệnh mạn tính, điển hình với những cơn đau cấp tính tại khớp viêm. Triệu chứng bệnh đầu tiên sẽ cản trở vận động hằng ngày của trẻ. Lâu dần, sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ
– Đau khớp gối: Trẻ cảm thấy đau ở khớp gối, đau tăng khi vận động, thường vào lúc chạy nhảy. Cơn đau có thể nhẹ lúc ban đầu, nhưng có thể tái phát nhiều lần, kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng, thậm chí vài năm.
– Đau một hoặc vài khớp khác: khớp cổ tay, khớp háng, mắt cá chân…
– Cứng khớp: Triệu chứng thường gặp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Trẻ không thể duỗi hoặc co gối, các khớp bị co cứng.
– Tiếng động lạ ở khớp: Tiếng lụp cụp hoặc rắc rắc là biểu hiện bình thường do xương khớp của trẻ nhỏ còn lỏng lẻo, dễ phát ra âm thanh đó mỗi khi cử động. Nhưng có trường hợp đó lại là dấu hiệu của viêm khớp, cần đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh.
– Sưng khớp, phù nề, biến dạng hoặc lồi ra.
– Mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, sốt cao, sụt cân.
Đau đầu gối ở trẻ em thường xuất hiện vào ban đêm và đỡ dần hơn vào buổi sáng. Vị trí đau thường xảy ra ở phía sau khớp gối, đau ở đùi hoặc ở bắp chân. Tuy nhiên đau đầu gối ở trẻ em rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Các nguyên nhân đau đầu gối ở trẻ em thường như sau:
Nguyên nhân đau đầu gối ở trẻ em và cách xử trí
Theo như thống kê, có 30% trẻ em bị đau đầu gối trong đó có một nửa là do tăng trưởng. Đau đầu gối do tăng trưởng thường xuất hiện ở trẻ em có độ tuổi từ 3 – 10 tuổi và biến mất dần ở độ tuổi thiếu niên. Các cơn đau đầu gối do tăng trưởng thường vô hại và không có biến chứng nguy hiểm. Đặc điểm của đau đầu gối do tăng trưởng ở trẻ em như sau:
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do tăng trưởng
Nguyên nhân đau đầu gối do tăng trưởng chưa được xác định. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến hội chứng chân không yên hoặc do trẻ em hoạt động thể chất quá mức như: Leo trèo, chạy nhảy… Hiện tại chưa có cách điều trị cho tình trạng này. Phụ huynh có thể giúp trẻ xoa bóp cho đỡ đau hoặc chườm nóng giúp giảm cơn đau đầu gối cho trẻ.
Trẻ em thường hiếu động, khi vận động thường xuyên, hay do ngồi xổm liên tục có thể bánh chè hoạt động quá mức, dẫn đến viêm gân bánh chè, làm tổn thương các sợi gân, điều này làm cho đầu gối viêm và đau.
Triệu chứng phổ biến của đau đầu gối do viêm gân bánh chè là đau nhiều ngay trên gân xương bánh chè, cảm thấy đau nhiều khi ngồi xổm, chạy nhảy… Viêm gân bánh chè được cải thiện bằng cách hạn chế hoạt động đến khi cơn đau cải thiện. Nên cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ. Một số trẻ thậm chí cần mang dây đai để hỗ trợ đầu gối.
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do viêm gân bánh chè
Phụ huynh có thể kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu như: Chườm lạnh hoặc chườm nóng giúp cho trẻ đỡ đau. Nếu đau dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, bác sĩ sẽ kiến nghị tiêm cortison cho trẻ. Hoặc thậm chí một số trẻ có thể sẽ phải phẫu thuật nếu có thêm nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của trẻ.
Viêm củ lồi trước xương chày hay còn gọi là bệnh Osgood – Schlatter. Bệnh xảy ra khi cơ, xương và gân của trẻ phát triển nhanh chóng nhưng không cùng một lúc. Khi đó có thể gây áp lực lên một số nhóm cơ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, vận động của trẻ.
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do viêm củ lồi trước xương chày
Triệu chứng phổ biến khi bị viêm củ lồi trước xương chày là trẻ đi khập khiễng sau khi vận động, đau dưới đầu gối, sưng tấy trên xương ống chân và căng cứng cơ. Các cơn đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, kéo dài hàng tuần và có khi lên đến hàng tháng. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục. Bên cạnh đó phụ huynh cần hỗ trợ con như sau:
Đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp vị thành niên là bệnh lý tự miễn dịch được xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe của cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch giải phóng các chất gây tổn thương các mô, dẫn đến đau và viêm. Tình trạng này thường xảy ra với trẻ em từ 6 – 16 tuổi. Ngoài đau đầu gối là dấu hiệu dễ nhận biết thì triệu chứng bao gồm nóng khớp gối và đầu gối tấy đỏ.
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp vị thành niên
Phụ huynh có thể kết hợp với các biện pháp tập vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên hoặc có thể sử dụng thuốc để cải thiện các triệu chứng. Nếu đau nhiều quá thì nên đưa trẻ đến chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị để tránh các rủi ro liên quan.
Bạch cầu là bệnh bắt đầu bên trong của tủy xương, đây cũng là loại ung thư rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh bạch cầu có thể là nguyên nhân gây đau đầu gối, đau xương khớp và kèm theo một số triệu chứng khác như:
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do bệnh bạch cầu
Các biện pháp điều trị chứng đau đầu gối do bệnh bạch cầu rất cần sự hướng dẫn và điều trị của bác sĩ chuyên môn.
Khi trẻ bị đau gối, nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh các động tác ảnh hưởng khớp gối như: quỳ, ngồi xổm, chạy nhảy. Trường hợp cơn đau nặng, cần cho trẻ ngưng hoàn toàn các hoạt động liên quan vùng gối.
Cha mẹ có thể chườm đá tại vùng gối của con để giảm sưng và đau, tuyệt đối không chườm trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh, nên cho đá vào khăn hoặc túi nilon để đảm bảo an toàn.
Nếu cơn đau kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám. Với bệnh viêm khớp gối ở trẻ em, nếu phát hiện và điều trị sớm, khả năng bảo tồn các khớp cao, hạn chế sự biến dạng khớp gây tàn phế, mất khả năng vận động. Đồng thời, việc tìm đúng địa chỉ khám uy tín cũng rất quan trọng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau cổ tay do chơi bóng rổ là tình trạng cũng khá phổ biến, đặc…
Việc đau cổ tay do chơi bóng bàn là một tình trạng khá phổ biến,…
Cầu lông là một môn thể thao đối kháng phổ biến, dễ tiếp cận và…
Golf là một môn thể thao ngoài trời rất phổ biến, với sự thư giãn…
Là một môn thể thao kết hợp giữa tennis, cầu lông và bóng bàn, Pickleball…
Tennis - bộ môn thể thao giúp cải thiện sức bền, phản xạ, sức mạnh…