Thoát vị đĩa đệm là “kẻ thù truyền kiếp” mà chúng ta không ai muốn gặp, khi bị thoát vị đĩa đệm đồng nghĩa với việc ta phải chung sống cả đời với “kẻ thù đáng ghét đó”. Việc tập thể dục đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm đóng một vai trò không hề nhỏ trong quá trình hồi phục cải thiện tình trạng bệnh. Vậy nên việc trang bị cho mình những bài tập để có thể đối phó và kiểm soát thật tốt đối với căn bệnh này, không những có thể làm cho bệnh ngừng tiến triển nặng hơn, đồng thời có thể quay trở lại được cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng này khiến họ ngại ngùng và cảm thấy sợ hãi khi thực hiện các động tác sử dụng cột sống thắt lưng như cúi, ngửa, mang vác đồ nặng, tập luyện thể thao. Nhưng những bài tập dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cải thiện cho tình trạng đó
Bài tập đạp xe
Đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, việc đạp xe sẽ dùng trọng lượng của cơ thể để kéo giãn cột sống, giảm ức lực lên đĩa đệm. Khi đạp xe dây chằng sẽ trở nên linh hoạt hơn, cơ xương khớp dẻo dai, hoạt động mềm mại, tăng lưu thông máu. Vì vậy, rễ thần kinh không bị chèn ép, cải thiện tình trạng đau đáng kể.
Để đảm bảo quá trình đạp xe đạt hiệu quả cao bạn nên chú ý những điều sau. Tư thế ngồi là thẳng lưng, thoải mái không cúi đầu hay ngồi lệch vẹo lưng hông. Đạp với cường độ vừa phải, nhẹ nhàng, thư giãn kết hợp với hít thở phù hợp tránh mất sức. Lưu ý hãy chọn lựa một chiếc xe đạp phù hợp hoặc có thể tập với xe đạp tại nhà nếu không thể đạp xe bên ngoài.
Bài tập đi bộ
Đi bộ là bài tập nhẹ nhàng rất thích hợp đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Đi bộ đều đặn mỗi ngày, hàng ngày nên đi bộ khoảng 1 giờ đồng hồ vào buổi sáng, chiều hoặc tốt nhất nếu có thời gian nên thực hiện cả hai buổi. Đây là bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả và hơn hết là vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Thời gian đầu, người bệnh nên thư giãn và chậm rãi, khi đã quen có thể tăng tốc độ nhanh hơn, bước chân nhan nhưng nhẹ nhàng và dứt khoát. Để không phải tiêu tốn quá nhiều sức lực, bệnh nhân nên phối hợp thể đều đặn, hít sâu bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Đặc biệt cần thực hiện đúng tư thế đi bộ, đầu thẳng nhìn về phía trước, thẳng lưng, thả lỏng vai và cánh tay, để cho tay vung một cách tự nhiên.
Bài tập yoga
Các bài tập yoga giúp người bệnh thư giãn và giúp ích rất nhiều đối với các vấn đề ở phần lưng, cổ trong đó có thoát vị đĩa đệm. Khi tập luyện yoga bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy phần sức cơ ở lưng và bụng được tăng cường một cách nhẹ nhàng. Các nhóm cơ ở phần lưng và bụng là trung tâm thiết yếu của mạng lưới cơ trên cột sống, do vậy việc tăng cường các nhóm cơ này sẽ giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng vững chắc và chuyển động dễ dàng. Còn nữa, khi cơ khỏe mạnh sẽ giúp hạn chế rất nhiều các cơn đau lưng và cổ.
Việc tập luyện yoga còn giúp kéo dãn các cơ, trong lúc đang thực hiện các bài tập yoga, một số các nhóm cơ sẽ được thư giãn và kéo căng ra, giúp cải thiện sự linh hoạt và đẩy lùi các vấn đề về cơ xương khớp. Ngoài ra, tập yoga cũng có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông tốt hơn.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Bài tập bơi lội
Bơi lợi giúp thư giãn cho các gân cơ, khớp xương, luyện tập bơi lội 30 phút mỗi ngày giúp giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra, giảm các cơn đau nhức nhanh chóng. Bơi lội là môn thể thảo khá là an toàn, hạn chế nguy cơ chấn thương cột sống. Tuy vậy, không nên tập luyện quá sức hoặc quá lâu mà chỉ nên kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày để thu được hiệu quả cao nhất.
Cần khởi động nhẹ nhàng cơ thể trong khoảng 5 đến 10 phút trước khi tập để quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao, đồng thời tránh những chấn thương đáng tiếc.
Thực hiện các động tác một cách chậm rãi, có kiểm soát.
Tập vừa sức mình, không đi quá giới hạn của bản thân.
Tránh các cử động mang tính chất đột ngột.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ nếu có thể tập luyện và vận động vừa phải thì rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu nhận thấy có hiện tượng đau hoặc các triệu chứng nặng hơn như: tê liệt ở chân, đau tê vùng mông, khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân thì người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để nhận được sự tư vấn, điều trị phù hợp, tránh các bài tập quá sức, khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng hơn.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…