Thoát vị đĩa đệm lưng thực thụ là giai đoạn thứ 3 trong quá trình diễn tiến của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và là giai đoạn tương đối nguy hiểm. Giai đoạn này người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau kéo đến thường xuyên, dữ dội hơn ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của họ. Điều trị bảo tồn là vô cùng cần thiết đối với giai đoạn này nhằm giúp người bệnh hạn chế các cơn đau và nguy cơ gặp phải biến chứng.
Thoát vị đĩa đệm lưng thực thụ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.
Cột sống thắt lưng là vị trí chịu nhiều tác động nhất của cơ thể. Hướng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ra sau, ra trước, lệch sang 2 bên hoặc vào thân đốt gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống lưng. Vị trí đĩa đệm lưng bị thoát vị phổ biến nhất là L4L5 và L5S1. Nguyên nhân đáng lưu ý nhất gây ra tình trạng bệnh lý này là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm lưng thực thụ là bệnh lý tiến triển âm thầm và không phải bệnh nhân nào cũng dễ dàng phát hiện được các triệu chứng bệnh. Với căn bệnh này, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra như hội chứng chùm đuôi ngựa, hội chứng khập khiễng, bại liệt, teo cơ… Dưới đây là một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cần biết.
Dấu hiệu bệnh thoát bị đĩa đệm lưng thực thụ đặc trưng là những cơn đau mỏi lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng. Tuy nhiên do đây là biểu hiện chung của nhiều căn bệnh xương khớp nên bệnh nhân khó có thể phân biệt cụ thể.
Đau thắt lưng cấp tính
Thường xảy ra khi bị chấn thương hoặc khi gắng sức mang vác, bưng bê vật nặng sai tư thế (chậu hoa, xô nước, cây cảnh…).
Người bệnh bị đau không thể cử động được, thậm chí đi đại, tiểu tiện cũng rất khó khăn trong một thời gian, phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm co cơ mới cử động được.
Đau thắt lưng mạn tính
Sau đợt đau cấp tính, về sau mỗi khi thực hiện gắng sức tương tự thì cơn đau lại tái phát. Người bệnh khó mà thực hiện các động tác liên quan đến cột sống như: cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.
Khi đã có chèn ép thần kinh, có các triệu chứng đau sẽ lan xuống chi dưới làm cho người bệnh vận động chi dưới khó khăn, cơn đau tăng khi đứng, hắt hơi, đi, rặn, nếu được nằm nghỉ ngơi sẽ đỡ đau hơn.
Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh nhân cần chụp bao rễ thần kinh và chụp cắt lớp vi tính (CT) với cột sống thắt lưng, tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI).
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Nếu không được điều trị đúng, sớm thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thường gặp nhất là hiện tượng chèn ép dây thần kinh tọa và rễ thần kinh, gây nên đau nhức, buốt vùng mông, lan dọc theo đùi xuống cẳng chân, ngón chân, mu bàn chân (đặc biệt là đau rát mu bàn chân bên có dây thần kinh tọa bị chèn ép).
Hậu quả của biến chứng này nếu không can thiệp kịp thời là gây teo cơ, hạn chế vận động và đại tiểu tiện khó khăn (do rối loạn cơ tròn). Thậm chí người bệnh có thể phải thụt tháo và thông tiểu.
Nặng nề hơn, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây gây liệt, tàn phế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh cũng như gia đình, xã hội.
Phát hiện sớm và điều trị bệnh rất quan trọng để phục hồi chức năng cột sống và vận động bình thường.
Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều. Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…