TIN TỨC

Thoát vị đĩa đệm L3L4 – Dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm L3L4 là gì?

Thoát vị đĩa đệm L3L4 là tình trạng nhân nhày đĩa đệm nằm giữa đốt sống thắt lưng thứ 3 và thứ 4 bị thoát ra khỏi vị trí mặc định chuẩn của nó. Đĩa đệm bị thoát vị có thể bị trượt ra trước, sau hoặc hai bên của cột sống. Vì đĩa đệm ở vị trí này đóng vai trò chính trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể nên chịu nhiều sức ép và dễ bị thoát vị.

Xem thêm: Các giai đoạn, phân loại thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L3L4

  • Di truyền bẩm sinh: một số người khi mới sinh ra đĩa đệm đã có độ đàn hồi kém, ống sống hẹp, bao xơ dễ bị rách rất dễ bị thoát vị nhân tủy.
  • Tuổi tác: Độ tuổi càng lớn thì xương khớp dễ bị lão hóa gây ra cấu trúc vòng sợi bị biến đổi dẫn đến lồi phình, xẹp đĩa đệm.
  • Tai nạn, chấn thương: Những tác động mạnh đột ngột từ ngoại lực tới cột sống thắt lưng do ngã, tai nạn giao thông,… có thể gây trật khớp, nứt vỡ và thoát vị đĩa đệm.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Sử dụng điện thoại nhiều khi nằm, gối quá cao khi ngủ, lười vận động là những thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống. Nếu những thói  quen này diễn ra trong nhiều năm sẽ có nguy cơ thoát vị đĩa đệm l3 l4 rất cao.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất hoặc thừa cân, béo phì
  • Tư thế làm việc sai cách: một số nghề nghiệp đặc thù cần phải ngồi nhiều hoặc cúi gập người, bê vác vật nặng trong thời gian dài. Nếu như các tư thế làm việc không được thực hiện đúng cách sẽ có thể gây ra các dị tật cột sống và lâu dần dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm L3L4

Rễ thần kinh L3 chịu trách nhiệm về cơ tứ đầu đùi, nằm ở mặt trước đùi và giúp mở rộng- duỗi thẳng đầu gối. Vì vậy khi bị thoát vị đĩa đệm L3L4 bệnh nhân có thể gặp 1 hoặc tất cả các triệu chứng sau:

  • Đau mỏi tại vị trí thắt lưng
  • Đau ở mông lan đến phần dưới của mặt trước đùi.
  • Yếu cơ tứ đầu đùi, có thể yếu khi dưỡi thẳng chân
  • Tê bì, xuất hiện dị cảm khi có sự chèn ép của các rễ thần kinh, tê bì từ lưng xuống mông và chân theo đường đi rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Đau tăng với một số tư thế, hoạt động: đau tăng khi đứng, đi, hắt hơi, rặn… nằm nghỉ thì đỡ đau.
  • Trong các trường hợp nặng có thể gây rối loạn cảm giác, mất cảm giác chi
  • Mất chức năng kiểm soát hệ bài tiết: Rối loạn chức năng bàng quang hoặc rối loạn chức năng đường ruột. Bao gồm tiểu không kiểm soát hoặc tiểu khó.

Thoát vị đĩa đệm L3L4 có nguy hiểm không?

Nếu bị thoát vị đĩa đệm L3L4 mà không điều trị sớm hoặc điều trị sai cách có thể dẫn tới:

  • Bại liệt chân: Đây là một biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm l3 l4. Nó có thể xảy ra trong trường hợp bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị sai cách kéo dài.
  • Biến dạng khớp: Triệu chứng này thường hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Nếu phát hiện cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Teo cơ: Thường xuất hiện khi bệnh xảy ra trong một thời gian dài không được điều trị.
  • Cơn đau nhức dây thần kinh dai dẳng: thoát vị đĩa đệm l3 l4 chèn ép lên các rễ dây thần kinh (dây thần kinh tọa) gây ra đau nhức. Những cơn đau nhức thường lan rộng theo hệ thống dây thần kinh, gây ra cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài.
  • Hạn chế khả năng vận động: Vùng thân dưới gồm cẳng chân và hông bị kìm hãm một số vận động.
  • Rối loạn cảm giác: Vùng cơ xương khớp, da ở vị trí rễ dây thần kinh tổn thương thường xuyên rơi vào trạng thái mất cảm giác với các tác động bên ngoài môi trường (xúc giác, nóng, lạnh).
  • Rối loạn cơ thắt: khi xuất hiện dấu hiệu này thì có nghĩa là tình trạng thoát vị đĩa đệm l3 l4 của bạn đã rất nghiêm trọng.
  • Bí tiểu, rối loạn tiểu tiện
  • Thường xuyên xuất hiện những cơn đau vùng mông, xương chậu,…

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm L3L4 hiện nay

  • Uống thuốc: Thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong giai đoạn cấp. Không nên dùng kéo dài vì gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn chức năng gan, thận, viêm loét dạ dày, suy thượng thận, loãng xương do sử dụng Corticoid.
  • Massage, Đông y, châm cứu: Đây là những phương pháp điều trị chỉ có tác dụng giãn cơ, giảm đau tạm thời.
  • Vật lý trị liệu: Liệu pháp vật lý trị liệu giúp giảm cơn đau. Các bài tập giúp cho cơ lưng khỏe hơn, các khớp linh hoạt hơn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình hồi phục sau này
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng vùng thắt lưng: Steroid tiêm trực tiếp vào không gian ngoài màng cứng cột sống có thể giúp giảm viêm và giảm độ nhạy cảm của các sợi thần kinh với cơn đau, tạo ra ít tín hiệu đau hơn. Tuy nhiên nếu hết tác dụng của thuốc bệnh lại trở về như ban đầu thậm chí nặng hơn
  • Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật là phương án cuối cùng được xem xét đến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi chỉ có 5% trong số các trường hợp mắc bệnh là phải phẫu thuật. Phẫu thuật tuy có tỷ lệ thành công khá cao nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và để lại di chứng. Đáng nói là nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cũng không hề thấp. Đây cũng là câu trả lời cho những thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?” mà hiện được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

HTCMT giải pháp mới đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao nhất trong điều trị thoát vị đĩa đệm

HTCMT là viết tắt của HTC MUSCLE TREATMEN tức là điều trị cơ HTC. Đây là phương pháp do các bác sĩ của Phòng khám Cơ Xương Khớp Quốc Tế HTC đưa ra. Phương pháp này sử dụng tay và các thiết bị hỗ trợ tác động lên từng dải cơ theo hướng giải phẫu để tìm ra và xử lý tất cả các vấn đề của hệ thống cơ, dây chằng, điểm bám gân, thông qua đó bệnh nhân khỏi bệnh. Tại sao HTCMT lại chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm?

Vì thực chất khi các vấn đề hệ thống cơ được giải quyết triệt để áp lực lên cột sống và đĩa đệm qua đó giải phóng sự chèn ép lên thần kinh và tủy sống. Khi giải quyết được các điểm đau cũng đồng thời giảm thiểu sự căng thẳng và kích thích lên hệ thống thần kinh giúp giảm bớt phần nào cơn đau.

Việc tái cấu trúc lại hệ cơ sẽ làm cho khối cơ 2 bên cột sống tăng độ dẻo dai, tăng biên độ chuyển động, tăng sự dinh dưỡng, từ đó bao xơ tăng khả năng hồi phục. Việc điều trị cơ cũng góp phần làm tăng hiệu quả cho các bộ môn thể thao, các bài tập mà bệnh nhân đang thực hiện. Sự ổn định cấu trúc cơ 2 bên cột sống sẽ tạo lại thế cân bằng cho hệ cơ giúp cột sống đỡ lệch vẹo, từ đó tạo điều kiện để hồi phục bao xơ.

Tại sao HTCMT lại được nhiều bệnh nhân lựa chọn?

  • Tỷ lệ điều trị hiệu quả lên đến 98%.
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tỷ lệ tái phát thấp
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC chỉ bằng 1/10 chi phí phẫu thuật, do điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp đơn thuần chi phí tiết kiếm hơn
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

1 tuần ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

1 tuần ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

1 tuần ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

1 tuần ago