Khi bị thoát vị đốt sống cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng cổ, vai, gáy kèm theo đó là tê bì hoặc mất cảm giác bàn tay, cổ tay…Tình trạng đau kéo dài có thể tăng nặng khiến người bệnh khó cử động, mệt mỏi ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Cột sống của cơ thể con người được cấu thành bởi 24 đốt sống kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Giữa những đốt sống này có các đĩa đệm có chức năng nâng đỡ cột sống giúp cơ thể vận động dễ dàng, giảm rung xóc cho cơ thể và giúp cột sống tránh khỏi những chấn thương.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các bao xơ này trở nên yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra, đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, chèn ép lên tủy sống hay rễ thần kinh xung quanh gây đau đớn cho người bệnh.
Khu vực cột sống cổ do thường xuyên phải vận động cũng như chịu áp lực lớn nên các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương và thoát vị. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây nên tình trạng đau cổ gáy. Trong đó, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6.
Nguyên nhân gây ra đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị có thể do những chấn thương, do việc sai tư thế nằm, ngồi; do sự lão hoá của những sợi collagen hay do công việc khi phải vận động vượt quá giới hạn hoặc tư thế làm việc gò bó, rung xóc…
Theo cơ chế sinh học, một đĩa đệm đã bị thoát vị sẽ không bao giờ có thể chữa khỏi hoàn toàn và trở về trạng thái như ban đầu, kể cả can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng đúng phương pháp chữa bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể phục hồi tốt đến 80-90%.
Cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
Nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa sẽ khởi phát từ cổ ra toàn thân rồi lan tới chân tay. Nếu chèn ép xảy ra ở dây thần kinh, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay.
Cử động cổ và cánh tay bị hạn chế, không thể đưa tay ra sau lưng hoặc giơ tay lên cao; khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ. Đi bộ khó khăn, có cảm giác căng cứng bắp chân khi đi bộ.
Tình trạng yếu cơ xảy ra khi khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống. Các cơ chân sẽ yếu trước cơ tay khiến cho bệnh nhân đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ tăng lên, người bệnh sẽ thấy được những thớ cơ vùng đùi và bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
Một số trường hợp có dấu hiệu thoát vị cột sống cổ như đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu và khó thở. Đây đều có thể coi là những biến chứng cấp độ nhẹ của bệnh.
Thực tế, dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ lâm sàng không phải thể hiện ở tất cả các bệnh nhân. Bởi thế, để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín chụp cộng hưởng từ MRI.
Khi chụp cộng hưởng từ MRI thấy:
Các dấu hiệu của tình trạng đĩa đệm đốt sống cổ sẽ đặc trưng với 3 cấp độ tương ứng, mức độ và tần suất sẽ tăng dần theo tình trạng bệnh.
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xoay cổ, đầu kém linh hoạt. Tình trạng đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm cổ thường được kiểm soát bằng thuốc và điều trị bảo tồn, không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bỏ qua giai đoạn vàng lúc khởi phát, người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ.
Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đốt sống cổ gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như đau đốt sống cổ trầm trọng, đau hoặc tê ở vai, bả vai, cánh tay, đôi khi gây yếu cơ. Các triệu chứng tương tự như đau thần kinh tọa. Cơn đau sẽ giảm nếu vùng cổ vai gây của người bệnh được giảm áp lực như khi nằm, cúi gập thả lỏng người, tuy nhiên triệu chứng đau sẽ trở lại nếu duy trì tư thế lưng thẳng.
Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép lên hệ thống động mạch đốt sống thân nên gây ra thiếu máu cho não.
Do các rễ thần kinh này xuất phát từ tuỷ cổ đi qua lỗ liên hợp, nên khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí gây chèn ép lên tuỷ sống hoặc chèn lên các lỗ liên hợp thì dẫn đến chèn ép các dây thần kinh ở đây. Từ biểu hiện đau mỏi vai gáy, co cơ sẽ lan truyền xuống một hoặc cả hai bên cánh tay, đau kèm theo tê bì hoặc teo cơ cánh tay.
Thường có những biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác khi đốt sống cổ chỉ mới gặp tình trạng đau nhẹ hoặc không đau. .
Biểu hiện rõ thấy nhất của hội chứng này là chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng; đôi khi đau ở phần hốc mắt, cảm giác mắt mờ từng cơn; đỏ mặt đột ngột, vã mồ hôi; hạ huyết áp, tăng nhu động ruột, đau ngực từng cơn, thực quản bị chèn ép gây khó nuốt.
Những cơn đau nặng có thể lan dọc cột sống xuống toàn bộ lưng, rồi đến mông, đùi và cẳng chân khiến những bộ phận này trở nên yếu là kém linh hoạt hơn.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa khỏi vị đĩa đệm khác nhau được quảng cáo rầm rộ khiến người bệnh hoang mang. Bạn cần hiểu rõ bệnh lý của mình để có thể lựa chọn cách chữa khoa học, mang lại hiệu quả tối ưu.
Tại HTC sau khi thăm khám cẩn thận, các bác sĩ sẽ giải thích rõ về bệnh lý, trao đổi cụ thể về kết quả đạt được sau điều trị, thời gian và chi phí cho người bệnh.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
1. Điều trị cơ HTCMT: được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
2. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động
3. Nắn chỉnh cột sống: là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC (Kể cả các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật)
Bên cạnh đó, việc kết hợp hướng dẫn chế độ ăn, sinh hoạt cũng như các bài tập dành cho từng bệnh nhân không chỉ giúp họ lấy lại được khả năng đi lại, vận động tối đa mà còn tạo ra lớp đai bảo vệ tự nhiên, giúp cho đĩa đệm không bị hư hại. Nhờ vậy tỷ lệ tái phát sau điều trị là cực thấp.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…