Nhiều người cho rằng việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ điều trị dứt điểm được bệnh. Thế nhưng, phương pháp này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Thậm chí các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy thoát vị đĩa đệm có mổ được không?
Thoát vị đĩa đệm có mổ được không? 90% người bệnh bị thoát vị đĩa đệm đều có thể được điều trị thành công bằng phương pháp nội khoa, không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định mổ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Nhiều người bệnh vẫn luôn phân vân liệu thoát vị đĩa đệm có nên mổ không và lo lắng về tính an toàn của phương pháp điều trị này. Có thể thấy, hầu hết các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đều tiềm ẩn biến chứng chẳng hạn như: Chảy máu, nhiễm trùng… và trường hợp này cũng không hề ngoại lệ.
Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm, đây là lựa chọn tối ưu nhất. Người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng, có sự chuẩn bị tốt nhằm hạn chế tối đa biến chứng sau phẫu thuật.
Mổ thoát vị đĩa đệm là phẫu thuật xâm lấn giúp loại bỏ phần thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Có 4 phương pháp phẫu thuật đĩa đệm chính, bao gồm:
Phẫu thuật cắt cung sau cột sống có tác dụng giảm áp lực đè lên tủy sống hoặc rễ thần kinh cột sống bằng cách tạo một lỗ trong vòm đốt sống (lamina). Phương pháp này cũng thường được áp dụng để điều trị các tổn thương cột sống và u cột sống.
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vi mô loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Đây cũng là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất cho những bất thường ở đốt sống lưng.
Phương pháp này sẽ thay thế đĩa đệm bị thoái hóa bằng đĩa đệm nhân tạo. Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo được chống chỉ định cho một số đối tượng như: dị ứng các thành phần của đĩa đệm nhân tạo, thoái hóa cột sống tiến triển, yếu xương,…
Bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất các đốt sống bằng xương tự thân (xương trong cơ thể bạn), hoặc xương người hiến tặng, với sự hỗ trợ của vít, thanh kim loại, nhựa… để cố định. Tuy nhiên phương pháp này sẽ khiến cột sống của bạn bị cố định vĩnh viễn.
Lưu ý: Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh để đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp.
Trước khi chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần kiểm tra làm đầy đủ các xét nghiệm bác sĩ yêu cầu. Sau đó cần đánh giá nguy cơ tiền sử dị ứng di truyền của bệnh nhân. Với người có bệnh tim mạch, tiểu đường, hen , dạ dày … cần báo bác sĩ để chuẩn bị trước.
Trước khi mổ bệnh nhân cần bỏ hết vật dụng cá nhân và làm vệ sinh sạch sẽ. Mọi hoạt động trước khi mổ bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể. Thậm chí là thuốc điều trị và ăn uống cũng nên được bác sĩ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo ca mổ có tỉ lệ thành công cao nhất.
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần lưu trú ở bệnh viện để bác sĩ giám sát theo dõi sự hồi phục. Trường hợp gặp các biến chứng sẽ kịp thời xử lý và sơ cứu nếu cần. Sau khi mổ bệnh nhân có thể bí tiểu, táo bón và sưng đau vết mổ kèm theo sốt… Những biểu hiện này cần báo bác sĩ để phòng ngừa biến chứng.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cần đảm bảo mềm và dễ tiêu hóa. Tránh những món ăn không tốt cho khả năng tiêu hóa gây nôn trong 2 ngày đầu sau mổ. Sau khoảng 2 ngày bệnh nhân có thể bắt đầu tham khảo bác sĩ để vận động thích nghi trở lại.
Trên đây là giải đáp khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cho bạn tham khảo. Hãy kiểm tra kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bệnh do thoát vị đĩa đệm.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…