Triệu chứng điển hình nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm là triệu chứng đau kèm tê lan từ mông xuống cẳng chân, có thể kèm theo yếu chân, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc. Vậy thoát vị đĩa đệm có khỏi không?
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm giúp chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
Có thể nói, khi đã bị hành hạ bởi các cơn đau của thoát vị đĩa đệm thì tất cả người bệnh đều mong muốn có thể thoát khỏi một cách nhanh chóng và dứt điểm. Nhưng liệu rằng thoát vị đĩa đệm có khỏi không?
Trên thực tế, hiệu quả của điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và tinh thần kiên trì của người bị bệnh. Nhận biết và điều trị càng sớm thì tỷ lệ hồi phục càng cao. Có 95% trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn qua dùng thuốc và vật lý trị liệu mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì điều trị trong ít nhất vài tháng thì mới có thể thấy được hiệu quả rõ rệt.
Vì vậy, thay vì âm thầm chịu đựng các cơn đau âm ỉ và dai dẳng, người bệnh khi có triệu chứng cần đi thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh thì cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, giữ tâm lý thoải mái để quá trình chữa bệnh dễ dàng hơn. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, tiêm hoặc các bài thuốc gia truyền, thuốc dân gian chưa qua kiểm chứng để tránh gây hại cho sức khỏe.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, sẽ có cách chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp. Các phương pháp điều trị hiện nay là:
Các phương pháp bao gồm massage, liệu pháp nhiệt, châm cứu, nắn chỉnh cột sống, vật lý trị liệu thường áp dụng trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm gây tình trạng đau lưng cấp tính (thời gian đau dưới 4-6 tuần). Các phương pháp trên có thể giúp bệnh nhân giảm các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Có thể thực hiện cả chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau thoát vị đĩa đệm. Tuân thủ nguyên tắc chung là chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương và sau đó thì nên thực hiện chườm nóng. Một số trường hợp có thể luân phiên sử dụng cả chườm nóng và chườm lạnh để có hiệu quả tốt hơn.
Liệu pháp xung điện, massage, tác động cột sống… có thể giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ bắp, cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Bài tập vật lý trị liệu giúp kéo căng toàn bộ cột sống, đồng thời giúp tăng sản xuất endorphin – chất dẫn truyền thần kinh hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp người bệnh cải thiện cơn đau.
Mục đích dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm là nhằm giảm các triệu chứng và đỡ khó chịu hơn.
Trường hợp các cơn đau nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giảm đau thông thường như Acetaminophen (Tylenol và một số loại khác), Ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại khác) hoặc Naproxen sodium (Aleve).
Trường hợp bị co thắt cơ, có thể được chỉ định các thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng giãn cơ như eperisone, mephenesin… Thời gian sử dụng thường ngắn ngày. Tuy nhiên, thuốc có thể có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, choáng váng và mệt mỏi…
Nếu các loại thuốc nêu trên không giúp giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc Opioid trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải chịu các tác dụng không mong muốn như gây nghiện, buồn ngủ, buồn nôn, lú lẫn và táo bón…
Nếu các phương pháp nói trên áp dụng đơn lẻ hoặc đã kết hợp mà không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc Steroid vào vị trí quanh dây thần kinh cột sống.
Dưới hướng dẫn của máy C-arm (chụp X-quang cột sống), bác sĩ đưa kim vào đúng vị trí cạnh đường đi của dây thần kinh. Khi đó, bệnh nhân, hoàn toàn tỉnh táo, thực hiện các động tác theo yêu cầu của bác sĩ trước khi bác sĩ bơm thuốc steroid. Thuốc này giúp giảm tình trạng viêm dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm gây nên, giúp người bệnh giảm các triệu chứng, đi lại dễ dàng hơn. Biến chứng tổn thương rễ thần kinh xung quanh, dị ứng thuốc…có tỷ lệ rất thấp.
Phần lớn thoát vị đĩa đệm không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cần phẫu thuật nhằm tránh các di chứng nghiêm trọng như: Yếu chân nhiều, đi lại khó khăn, tiểu không tự chủ (són tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười), điều trị các phương pháp bảo tồn sau khoảng 4 – 6 tuần mà không cải thiện. Thông qua phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ khối thoát vị gây nên triệu chứng. Tỷ lệ thành công lên đến hơn 90%. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ tái phát khoảng 5-10%.
Với sự phát triển của y học hiện nay, thoát vị đĩa đệm có thể điều trị một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, để dự phòng thoát vị đĩa đệm xảy ra người bệnh cần kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục để nâng cao sức khỏe cột sống.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Vậy thoát vị đĩa đệm có khỏi không. Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…