BỆNH ĐIỀU TRỊ

Thoát vị đĩa đệm C6C7-Dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị tốt nhất

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C6C7 là vị trí phổ biến hay gặp nhất. Bởi 2 đốt sống cổ C6 và C7 là 2 vị trí đốt xương cuối cùng thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu vùng cổ gặp tổn thương. Hiện tượng đĩa đệm ở giữa các đốt xương này bị rạn nứt, rách làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh. Gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, cổ, đau đầu, tê chân tay.

Thoát vị đĩa đệm C6C7 là gì?

Thoát vị đĩa đệm C6C7

Phân đoạn đốt sống C6C7 đảm nhiệm chính trong việc chịu tải trọng phần đầu của bạn, hỗ trợ cho các phần thấp của cổ. Phân đoạn cột sống này cũng liên kết với đốt sống ngực đầu tiên. Do chức năng chịu tải, C6C7 dễ bị thoái hóa, chấn thương và mất chức năng đĩa đệm hơn các đốt sống cổ khác.

Thoát vị đĩa đệm cột sống C6C7 dễ bị tổn thương nhất trong số các đĩa đệm cột sống cổ. Thoát vị có thể là kết quả của chấn thương hoặc sự bào mòn liên quan đến tuổi tác.

Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm C6C7

Đau buốt, nhức mỏi

Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói, nhức mỏi vô cùng khó chịu ở vùng cổ gáy, vai bên bả vai do đĩa đệm phình ra, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh vùng cổ. Đau lan dọc xuống vùng vai gáy xuống cánh tay, bàn tay, đau lan lên vùng đầu. Đau nặng hơn khi hắt hơi, vận động mạnh, khi ngủ về đêm.

Tê bì, yếu cơ tay

Rễ thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông đến cánh tay, bàn tay gây tê bì ở cánh tay, bàn tay và ngón tay, cảm giác râm ran như kiến cắn (ngón cái và ngón trỏ bị tê bì nhiều nhất). Ngoài ra, người bệnh có cảm giác cánh tay, bàn tay bị mất lực, yếu sức, không nâng được vật nặng và khó cầm nắm đồ vật.

Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm C6C7

Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật

Rễ thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông đến não gây ra các vấn đề thần kinh thực vật như đau nửa đầu vùng chẩm, thái dương, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau hốc mắt, suy giảm trí nhớ, hay quên…

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm C6C7

Nếu đĩa đệm giữa đốt sống C6, C7 bị mất nước và thoái hóa, hoặc lão quá theo tuổi tác thì chỉ cần tác động lực mạnh đột ngột như tai nạn, ngã, va đập mạnh, khiêng vác vật nặng… rất dễ làm cho đĩa đệm bị tổn thương, rách bao xơ, gây kích ứng và chèn ép vào rễ thần kinh xung quanh.

Ngoài ra, còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Thoát vị đĩa đệm C6C7 bao gồm:

  • Người làm những công việc hay phải ngồi lì một chỗ, lười vận động, ngồi sai tư thế.
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng làm cho cột sống, xương khớp không chắc khỏe.
  • Quá trình lão hóa theo độ tuổi: người trung niên và người già có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Người hay khuân vác đồ nặng lên cổ, vai, gáy.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về cột sống từ trước như thoái hóa cột sống…

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Thoát vị đĩa đệm C6C7 nguy hiểm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm C6C7 có thể gây liệt tay, chân

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C6C7 tuy không phải bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng nếu bệnh tiến triển không được điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Thiếu máu não

Không chỉ các rễ thần kinh bị chèn ép và các mạch máu ở vùng cổ cũng bị chèn ép, làm giảm quá trình lưu thông máu từ tim lên đến não. Thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho não và hệ thần kinh. Đó là lý do khiến bạn bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Rối loạn chức năng

Khi nhân nhầy chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống có thể gây ra rối loạn chức năng có biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, rối loạn chức năng nghe và nuốt. Các triệu chứng có thể tiến triển nặng hơn và xuất hiện nhiều biểu hiện xen kẽ gây ra các rối loạn vận động, tay chân, gây đau nhức. Bệnh nhân khó cử động, không tự đi một mình được.

Liệt tay, chân

Đây là biến chứng nặng nề nhất thuộc chứng rối loạn vận động tay chân. Khi rễ thần kinh cổ bị chèn ép nặng sẽ gây ra những tổn làm mất khả năng vận động nửa người, tê liệt tay chân.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm C6C7 tốt nhất

Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…

Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều. Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc.

Tại HTC, bằng việc kết hợp phương pháp điều trị HTCMT, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Chiropractic, Rehab… đã giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau. Bệnh nhân sau điều trị sinh hoạt bình thường, không còn phải chịu bất cứ sự khó chịu nào.

  • HTCMT được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Với bệnh nhân bị thoát vị nộp xốp HTCMT còn giúp tăng cường chất dinh dưỡng giúp hệ xương được khỏe mạnh và vững trãi hơn. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động.
  • Trị liệu chiropractic là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPTRehabmassage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC.

Tại sao bạn nên điều trị thoát vị đĩa đệm C6C7 tại HTC?

Điều trị các dạng thoát vị đĩa đệm tốt nhất tại HTC

  • Tại HTC thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh lý phổ biến, tỷ lệ điều trị hiệu quả lên đến 98%.
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tỷ lệ tái phát thấp
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu.
  • Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC chỉ bằng 1/10 chi phí phẫu thuật, do điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp đơn thuần chi phí tiết kiếm hơn.
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi.
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

1 tuần ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

1 tuần ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

1 tuần ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

1 tuần ago