Sụn chêm dạng đĩa là1 bất thường về hình thái sụn chêm, thường do bẩm sinh trong đó hình thái sụn chêm là hình đĩa hay hình tròn thay cho hình trăng lưỡi liềm. Do bất thường về hình thái nên sụn chêm hình đĩa dễ bị tổn thương hơn sụn chêm bình thường
Trong khớp gối của mỗi chúng ta có hai sụn chêm là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, các cấu trúc này đóng vai trò phân phối lực truyền từ xương đùi xuống mâm chầy, có thể hiểu nôm na như 1 giảm xóc nằm trong khớp. Ở người trưởng thành, sụn chêm trong có hình chữ C, che phủ 50% bề mặt mâm chày trong và được giữ vào bao khớp bởi các dây chằng vành, chày-sụn chêm và bên trong. Sụn chêm ngoài có hình chữ O, rộng 12 mm, dày 4 mm, che phủ 70% bề mặt mâm chày ngoài và được giữ vào bao khớp cả ở phía trước và sau (phía sau được tăng cường bởi dây chằng đùi-sụn chêm trước và sau), trong khi phần bên ngoài giữ với bao khớp rất lỏng lẻo.
Khi sụn chêm che phủ hết bề mặt mâm chày được gọi là sụn chêm dạng đĩa (discoid meniscus). Đây là một dị dạng bẩm sinh của sụn chêm, được Young mô tả lần đầu tiên năm 1889 và sau đó là Watson-Jones vào năm 1930. Sụn chêm hình đĩa thường gặp ở sụn chêm ngoài, rất hiếm gặp ở sụn chêm trong. Tỷ lệ bị sụn chêm hình đĩa theo y văn chiếm từ 1 – 3% dân số và khoảng 20% các trường hợp bị sụn chêm hình đĩa gặp ở khớp gối 2 bên.
Sụn chêm dạng đĩa dễ bị tổn thương hơn sụn chêm bình thường. Do cấu trúc bất thường nên sụn chêm dễ bị kẹt khi khớp gối vận động, gây đau và rách sụn. Trong trường hợp dây chằng giữ sụn chêm vào mâm chầy không có hoặc lỏng lẻo, nguy cơ này càng cao hơn. Cũng như sụn chêm bình thường, khi bị tổn thương, sụn chêm hình đĩa rất khó liền do cấu trúc nghèo mạch máu.
Phần lớn bệnh nhân có sụn chêm dạng đĩa hầu như không có triệu chứng trong suốt cả cuộc đời mà chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám cộng hưởng từ khớp gối vì một lý do khác
Sụn chêm hình đĩa dễ bị tổn thương hơn sụn chêm bình thường. Do cấu trúc bất thường nên sụn chêm dễ bị kẹt khi khớp gối vận động, gây đau và rách sụn. Trong trường hợp dây chằng giữ sụn chêm vào mâm chầy không có hoặc lỏng lẻo, nguy cơ này càng cao hơn. Cũng như sụn chêm bình thường, khi bị tổn thương, sụn chêm hình đĩa rất khó liền do cấu trúc nghèo mạch máu.
Cơ chế gây tổn thương thường gặp khi gối bị xoắn vặn như khi trụ chân hoặc thay đổi hướng di chuyển, tuy nhiên, một số trường hợp thì cũng không xác định được cơ chế chấn thương rõ ràng.
Watanabe (1974) phân loại các thể sụn chêm hình đĩa như sau:
Những triệu chứng chủ yếu của sụn chêm dạng đĩa có thể gặp là: đau, hạn chế vận động gối hoặc sưng nề, kẹt khớp gối hoặc không duỗi được hết. Phần lớn bệnh nhân có sụn chêm hình đĩa hầu như không có triệu chứng trong suốt cả cuộc đời mà chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám cộng hưởng từ khớp gối vì một lý do khác.
Ở trẻ thiếu niên, nếu có các biểu hiện như trên, thì cần phải thăm khám xác định xem liệu có phải tổn thương sụn chêm hình đĩa hay không sau khi đã loại trừ các nguyên nhân nội khoa.
Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng chỉ mang tính gợi ý. Chẩn đoán xác định dựa vào chụp phim cộng hưởng từ khớp gối để xác định mức độ và hình thái tổn thương. Các tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…