Xương hàm với khớp thái dương hàm và các răng trên cung hàm là các thành phần hoạt động chính của bộ máy nhai. Chuyển động nhai sẽ đạt hiệu quả cao nếu các thành phần của khớp vận động hài hòa, các răng tiếp khớp đúng với nhau không gây cản trở khi nhai. Hiệu quả nhai sẽ giảm khi có bất thường ở khớp (di lệch đĩa khớp, biến dạng đĩa khớp, viêm khớp) hay các răng tiếp khớp với nhau không tốt (răng mọc lệch, mất răng …), dẫn đến các cơ nhai phải tăng hoạt động để bù lại phần giảm hiệu quả, làm cho các cơ nhai mệt mỏi, lâu ngày dẫn đến mất bù và biểu hiện ra thành các triệu chứng của Loạn năng Thái dương – Hàm (LNTDH).
Về định nghĩa LNTDH: Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, rõ ràng cho LNTDH. Tuy nhiên định nghĩa của Kirveskari (1998) được nhiều tác giả chấp nhận nhất, theo Kirveskari LNTDH được xem như là một tập hợp hỗn tạp những tình trạng ảnh hưởng lên cơ nhai và khớp thái dương hàm, nó được xem là kết hợp của 2 hội chứng chính:
Loạn cơ hàm, thái dương là căn bệnh thường gặp, chỉ những rối loạn liên quan đến cơ nhai, đến khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Nhưng vì biểu hiện của bệnh này thường không rõ ràng, thoáng qua, thấm chí có người tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị và gây ra những khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.
Theo thống kê tại các nước phát triển cho thấy, khoảng 10% dân số mắc chứng bệnh loạn cơ thái dương hàm. Bệnh hay gặp ở nữ giới (khoảng 75%) nhất là các phụ nữ trẻ (độ tuổi từ 15 đến 35). Bệnh lý này ban đầu gây ra đau các cơ vận động hàm, sau đó gây tổn thương các khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, rồi thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm.
Sự xuất hiện của loạn năng khớp thái dương hàm thường có sự kết hợp của nhiều yếu tố: Yếu tố tại chỗ là nguyên nhân quan trọng nhất gây khởi phát bệnh; Yếu tố tâm lý và toàn thân tạo điều kiện và cần thiết cho yếu tố tại chỗ gây bộc phát bệnh, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
Yếu tố tại chỗ là do rối loạn khớp cắn rang, sang chấn bộ máy nhai hoặc làm việc nhiều trong tư thế không tốt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường mắc các yếu tố tâm lý như lo lắng, mất ăn, mất ngủ, và điều này khiến bệnh càng nặng thêm. Trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện do các yếu tố rối loạn chuyển hóa hay nội tiết, thậm chí là do lứa tuổi. Đây là những nguyên nhân rất khó xác định. Nói chung khoảng 20% loạn năng khớp thái dương hàm không tìm ra nguyên và được xếp vào loại ‘không có nguyên nhân’.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Hãy lưu tâm nếu bạn có các dấu hiệu của đau khớp thái dương hàm, hãy đến ngay cơ sở y tế khám và được hướng dẫn điều trị. Để chắc chắn bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách .
Việc phòng tránh bệnh cũng vô cùng quan trọng, cần nâng cao nhận thức các hành vi liên quan có lợi cho sức khỏe bản thân. Đặc biệt các trường hợp bệnh nặng đã được bác sỹ chỉ định phẫu thuật phục hồi chức năng thì cần tuân thủ phương pháp điều trị không tự ý điều trị tại nhà có thể làm bệnh tiến triển nặng thêm.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…