CONG VẸO CỘT SỐNG

Phục hồi chức năng vẹo cột sống uy tín tại Hà Nội

ĐỊNH NGHĨA

Vẹo cột sống là chứng cột sống có đường cong khi nhìn thẳng

Cột sống bình thường chỉ cong khi nhìn ngang ưỡn cổ và thắt lưng, gù ở lưng và xương cùng.

PHÂN LOẠI

Vẹo cột sống chia làm 2 nhóm chính: vẹo không cấu trúc (scolicse non structurale) và vẹo cấu trúc (scoliose structurale)

Vẹo không cấu trúc là vẹo với cột sống không biến dạng. Vẹo cấu trúc là vẹo với cột sống biến dạng.

Vẹo không cấu trúc không còn khi bảo bệnh nhân đứng nghiêng về bên đường cong vồng.

Vẹo cấu trúc vẫn còn khi bảo bệnh nhân đứng nghiêng về bên đường cong vồng.

1.Vẹo không cấu trúc

Sau đây là một vài trường hợp điển hình:

a. Vẹo tư thế (scoliose posturale) 

Cột sống vẹo khi đứng thẳng, lúc cúi lưng, lúc nằm, lúc được xách bổng lên, lúc bảo bệnh nhân đứng hay nghiêng về bên đường cong vòng thì hết vẹo.

b. Vẹo bù trừ (scoliose compensation)

Bệnh nhân chân dài chân ngắn. Nếu đi dép chân thấp chân cao cho hai chi dưới dài bằng nhau thì hết vẹo.

c. Vẹo do thoát vị đĩa sống

Nhân đĩa sống đè rễ thần kinh đau thần kinh hông. Để cho rễ thần kinh đè, bệnh nhân nghiêng cột sống. Thoát vị đĩa sống thường ở người lớn như không hiếm ở trẻ em.

d. Vẹo do viêm

Viêm cơ thắt lưng-chậu (psoatis), viêm tấy quanh thân (PC64 Hernephretique) khiến cho bệnh nhân nghiêng cột sống về bên đau cho các cơ đỡ đau.

Trong trường hợp trên đây, mỗi đốt sống đều bình thường cột sống cong nhưng không xoay và vẹo không bao giờ tiến triển trở thành vẹo cấu trúc.

2. Vẹo cấu trúc

Trong nhóm vẹo cấu trúc, đốt sống bị biến dạng ở đường cong.

Vẹo xuất hiện trước tuổi xương ngừng lớn, kèm xoay trong hầu hết các trường hợp và bao gồm 4 loại:

  • Vẹo tự phát.
  • Vẹo do liệt.
  • Vẹo bẩm sinh.
  • Vẹo trong một số bệnh: bệnh u xơ thần kinh (Von Reclinghausen), bệnh tay vượn (Marfan), bệnh rỗng tuỷ sống (syringgomyelie), bệnh thoát vị tuỷ – màng tuỷ (myelomeningocele), bệnh lao xương sống (potte)…

Những trường hợp kể trên: 

  • Gồm đại đa số vẹo cấu trúc.
  • Ta không biết cơ chế gây nên vẹo, trừ trường hợp vẹo do liệt và vẹo do lao xương sống, vẹo bẩm sinh.
  • Thường tiến triển: độ cong tăng cho đến khi xương ngừng phát triển.
  • Cần được theo dõi.
  • Cần được điều trị sớm trước khi xảy ra các biến cố trầm trọng.
  • Cần được phát hiện trong các lần điều tra để tìm các trường hợp vẹo cột sống trong một nhóm dân chúng.

Một số trường hợp vẹo xuất hiện sau tuổi xương ngừng phát triển và không kèm xoay, như vẹo do:

  •  Gây lún một bên thân sống.
  •  Lao với lún một bên thân sống.
  •  Bệnh khớp thoái hoá.
  •  Chứng loãng xương.

ĐIỀU TRỊ 

Tuỳ theo nguyên nhân mà điều trị.

Đối với veo cấu trúc kèm xoay cần được điều trị với nẹp xoay hoặc phẫu thuật.

1. Nẹp Milupanhee

Nẹp mang tên nơi sáng chế, người sáng chế là Blount và Schmidt (1945). Nẹp gồm một phần dưới tựa vào xương chậu và xương hàm dưới. Hai phần được căng ra bằng ba thanh kim khí có thể điều chỉnh dài ngắn.

Nẹp được làm riêng cho từng bệnh nhân để mang được vừa vặn.

Nẹp mang 23 giờ mỗi ngày, cả lúc ngủ, lúc chơi, lúc đi học, lúc tập tành, chỉ tháo ra 1 giờ để tắm rửa.

Ba tháng một lần nẹp cần được điều chỉnh, nơi nào hỏng hay chặt cần sửa lại. Sáu tháng một lần, chụp Xquang với tư thế đứng, chụp với nẹp và không nẹp.

Chỉ định của nẹp Milwaukee như sau:

  • Vẹo ở trẻ em dưới 10 tuổi, tức là tuổi sớm nhất có thể mổ làm cứng khớp sống. Vì quãng làm cứng ngưng dài thêm nên mổ ở trẻ em dưới 10 tuổi khiến cho mình ngắn và đặc biệt là khoang phổi nhỏ.
  • Vẹo ở trẻ trên 10 tuổi nhưng thuộc loại chỉ cần theo dõi, nếu trở nặng mới phải mổ làm cứng khớp sống.
  • Vẹo tự phát xuất hiện trên 10 tuổi, với góc đường cong chủ yếu dưới 30 độ.
  • Vẹo tự phát kết hợp với hai đường cong chủ yếu cân nhau, bất cứ ở tuổi nào.

Nẹp được nâng đỡ bởi những lớp da mềm hoặc bằng đại chậu bằng plastic. Một thanh nhôm phía trước và hai thanh ở phía sau. Những thanh thẳng đứng gắn vào với vòng cổ.

2. Phẫu thuật Harrington

Thực hiện từ đốt sống A cao hơn đường cong chủ yếu một đốt cho đến đốt sống B thấp hơn 2 đốt. Tiến hành ba giai đoạn: ép, căng, ghép. Ép và căng luân phiên nhau. Ép trước căng sau, ép, căng, ép căng.

Xương ghép lấy ở mào chậu bệnh nhân hoặc ở ngân hàng xương. Trước mổ không cần kéo hoặc bó bột.

Sau mổ:

  • Cắt chỉ : ngày 10-14 (bệnh nhân nằm sau mổ)
  • Bó bột cô mình: ngày sau cắt chỉ. Bột cho xương chẩm, cổ mình, hai mông.
  • Bột đế 6 tháng với bệnh nhân nằm 3 tháng rồi dần dần đứng lên đi lại.
  • Bó bột thân: bột để hở cổ và đến mào chậu, bột để 3 tháng.
  • Bó bột áo (corset) : bột từ hai vú đến mào chậu, bột để 3 tháng. Thời gian này đi học được.
  • Hai năm sau mổ mới hoạt động bình thường với chạy nhảy, thể dục nhưng không chơi được thể thao thi đua.
  • Ba năm sau mổ: lấy ra đổ kết xương kim loại, trừ khi chưa ngừng lớn

 PHÁT HIỆN VẸO CỘT SỐNG

Loại vẹo cột sống cần được theo dõi và điều trị là vẹo cấu trúc xuất hiện trước tuổi xương ngừng lớn, tức là veo tự phát, veo do liệt, vẹo do bẩm sinh, vẹo do một số bệnh. Đây là những loại vẹo tiến triển có thể khiến bệnh nhân bị giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn và bị tàn tật suốt đời.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm, bệnh nhân có thể sống cuộc đời bình thường, nhưng trong thực tế bệnh nhân thường đến điều trị muộn khi vẹo tiến triển đã xa với góc đường cong cao, vì đứa trẻ hay người thanh thiếu niên bị vẹo vẫn lành mạnh, vẹo lại không gây đau đớn, lệch lưng khi khá rõ mới thấy.

Một cách phát hiện vẹo phổ thông là thăm khám cho học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3, mọi khu vực đều được thăm khám và ít bỏ sót thì cách phát hiện vẹo phải:

  • Giản dị nhanh chóng.
  • Có thể thực hiện mỗi năm ít là một lần cho mỗi học sinh.
  • Có thể thực hiện cho nhân viên vừa nhiều vừa đủ khả năng.

Ta thấy hầu hết các loại vẹo cấu trúc xảy ra trước tuổi ngừng lớn đều kèm xoay (x).

Một cách phát hiện nhanh chóng là cho đứa trẻ cởi trần cúi lưng, ngón tay trỏ chạm bàn chân cái. Người khám ngồi ở phía sau thấy gù một bên lưng mới cho đứa trẻ đến nhân viên y tế chẩn bệnh.

Người khám có thể là thầy giáo, cô giáo đã được nhân viên y tế chỉ dẫn trên người thường và người bị vẹo.

Mỗi năm học sinh được khám ít là một lần vào trước hè đế nếu cần có thể điều trị trong kỳ nghỉ hè.

Vẹo dưới tuổi nhập học cấp 1 có thể do cha mẹ phát hiện sau khi được thầy giáo hướng dẫn.

Bằng cách thăm khám như trên, có những trường hợp vẹo vô ý bỏ sót, ví dụ vẹo lưng không gù chưa rõ, vẹo thắt lưng với gù không rõ. Một năm khám được hai lần tốt hơn một lần, vì có một số trường hợp vẹo lưng thì 6 tháng sau vẹo  hơn có thể phát hiện được. Vẹo thắt lưng mà không thấy rõ là vẹo tự phát, ít xuất hiện trước 10 tuổi và sau 10 tuổi thì ít khi cần điều trị bằng nẹp hoặc mổ.

Bằng cách khám như trên ta cố ý bỏ sót vẹo không cấu trúc.

Trong nhóm này:

  • Vẹo tư thế là vẹo với độ cong nhẹ, không tiến triển thành vẹo cấu trúc và tự nhiên hết trong vòng 2 năm.
  • Vẹo bù trừ cũng không tiến triển thành vẹo cấu trúc. Tật chân ngắn dưới 2cm không thấy rõ nhưng cũng không cần sửa. Ngắn trên 2cm đưa trẻ đi lệch rõ rệt, cha mẹ, thầy cô giáo thấy ngay.
  • Vẹo do viêm, do thoát vị đĩa sống kèm đau khiến cha mẹ đưa con đi điều trị sớm.

Vẹo cấu trúc, theo lời một tác giả ví như ung thư của tuổi trẻ chỉ vài năm biến đổi một người lành mạnh thành người tàn tật trầm trọng. Cũng như ung thư, vẹo cấu trúc cần được phát hiện sớm mới mong muốn đem lại kết quả tốt.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Khám cong vẹo cột sống tại HTC như thế nào?

  • Bước 1: Bác sĩ hỏi các triệu chứng, tư thế sinh hoạt, tiền sử bệnh
  • Bước 2: Khám thực thể lâm sàng
  • Bước 3: Đo phim để xác định tình trạng cong vẹo
  • Bước 4: Chụp lại tình trạng bệnh nhân trước khi điều trị để lưu trữ và so sánh trước sau

Các giai đoạn điều trị phục hồi chức năng vẹo cột sống tại HTC

Giai đoạn 1: Cân bằng hệ thống cơ 

Ở giai đoạn này phương pháp HTCMT được coi là chủ lực. Dựa vào cấu trúc giải phẫu của cơ thể, hệ cơ bám vào hệ xương cột sống nên khi cột sống bị cong vẹo sẽ làm hệ cơ bị mất cân bằng (có thể nhìn thấy bằng mắt thường), phương pháp HTCMT điều trị tác động vào hệ cơ để lấy lại cân bằng từ đó kéo những sai lệch cong vẹo về ban đầu.

Thông qua đó bệnh nhân hết toàn bộ các triệu chứng và nguy cơ tái phát cực thấp

Kết quả đạt được: giảm độ cong vẹo, giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi, cân bằng hình thể bên ngoài có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Giai đoạn 2: Lấy lại cấu trúc cột sống 

Chiropractic là phương pháp có nguồn gốc từ  Hoa Kỳ, phương pháp điều trị tác động trực tiếp vào cột sống giúp đưa những điểm cột sống bị sai lệch, cong vẹo về vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép rễ dây thần kinh nhanh chóng, hiệu quả có thể cảm nhận rõ rệt ngay trong những buổi đầu tiên

Kết quả đạt được: giảm triệu chứng, giảm độ cong vẹo cột sống có thể nhìn thấy bằng X-Quang

Giai đoạn 3: Bảo trì bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập luyện

Sau khi lấy lại được cấu trúc cột sống bình thường, HTC sử dụng hệ thống trang thiết bị hàng đầu nhập khẩu 100% từ Châu Âu giúp giảm đau, giảm viêm, tăng phục hồi tái tạo, gia tăng khoảng cách đốt sống, phục hồi nhanh cấu trúc xương cột sống, lấy lại vị trí ban đầu.

Ngoài ra phòng khám xương khớp quốc tế HTC kết hợp bài tập trị liệu Rehab giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, tăng cường hiệu quả một cách tự nhiên và bền vững. Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm việc, thậm chí là chơi thể thao bình thường

Kết quả đạt được: đẩy nhanh quá trình điều trị, duy trì trạng thái cân bằng sau khi phục hồi cột sống

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago