Khớp gối là một khớp phức hợp, là khớp lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Mỗi khi bị chấn thương, thường gây tổn thương nhiều thành phần của khớp. Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp và dễ bị tổn thương nhất. Vậy tổn thương sụn chêm khớp gối điều trị như thế nào?
Thường có lực xoắn khi người bệnh gập gối, lúc đầu gối phải chịu một sức nặng, đĩa sụn trong thường rách hơn đĩa sụn ngoài vì gắn chặt trên mâm chày. Loại tổn thương này thường xảy ra ở những cầu thủ đá bóng.
Có hai hình thái: bị khoá khớp và không khoá.
Hình thái bị khoá khớp (45%) có thể tiên phát (20%) hoặc thứ phát (25%). Khoá khớp thứ phát xảy ra trường hợp ban đầu chỉ nứt một chút sụn chêm rồi chấn thương hay các chấn thương sau mới xé dài nơi nứt. Các triệu chứng của hình thái bị khoá khớp là: đau đớn, tràn dịch, duỗi gối thì bớt khoa khớp nhưng gập gối thì được.
Khoá khớp xảy đến bất thình lình và khiến cơ rất đau khi cử động gối. Khoá khớp mau thì vài phút lâu thì vài giờ ít khi lâu hơn. Khoá khớp thường tự nhiên hết với triệu chứng bỗng nhiên thấy bật rồi ngay sau đó bớt đau, hết co cơ, duỗi và gặp được gối.
Hình thái không khoá khớp (56%) chỉ gây đau và tràn dịch khớp gối.
Chẩn đoán rách sụn chêm khó nếu chỉ dựa vào triệu chứng tràn dịch khớp gối (ngoài ra không có kết quả rõ rệt khi trắc nghiệm không có bệnh sử khoá khớp một lần hoặc nhiều lần, không làm được phim Xquang khớp bơm chất cản quang).
Trường hợp nghi là rách sụn chêm nhưng không thấy rõ nên coi như là trường hợp viêm khớp do chấn thương (synovito-traumatique) và điều trị bằng chọc hút khớp, nằm nghỉ 1-2 tuần cho đến khi đi lại hết đau.
Sau 3 tháng điều trị bảo tồn mà người bệnh vẫn đau khi đi lại vẫn bị khoá khớp, mới có chỉ định cắt bỏ sụn chêm.
Tập thở để ngăn ngừa biến chứng phổi nhất là đối với người bệnh hút thuốc nhiều và có những vấn đề về phổi. Gồng cơ 4 đầu đùi. Dạy người bệnh cách đi gậy, nạng chịu một phần sức nặng nếu có lệnh của bác sĩ.
Cử động bàn chân, cổ chân để gia tăng tuần hoàn.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…