ĐAU VAI

Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp vai

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHỚP VAI NHÂN TẠO

Thay khớp vai nhân tạo có lịch sử khá lâu đời ở các nước phương Tây và Mỹ.

Ở Pháp, khớp vai nhân tạo đầu tiên được thay cho bệnh nhân bị viêm khớp vai do lao vào năm 1893 tại Bệnh viện Quốc tế Paris. Thế hệ đầu khớp : tạo được làm bằng cao su, loại khớp này nhanh chóng bị hỏng sau khi thay được vài tháng. Trước thời kỳ khớp vai nhân tạo Gammont, nhiều thế hệ khớp nhân tạo được ra đời. Vào năm 1890, Thémistocle Gluck đã đưa ra loại khớp vai nhân tạo bằng chất liệu sinh học nhưng không thành công. Tiếp theo đó là sự ra đời của khớp vai Acrylic, giống chất chất liệu của khớp háng nhân tạo do Robe Jean Judet thiết kế vào năm 1953. Cùng thời kỳ này, Charles S Neer làm tại Trung tâm Y học New York Columbia Presbyterian đưa ra sản phẩm Neer I với chất liệu hỗn hợp coban-crôm.

Trong những năm 1960-1970, khớp nhân tạo Mark III do Kressel và Neer sáng chế với phần ổ chảo bằng chất liệu Acrylic Paul Gammont đã phát minh ra khớp vai nhân tạo đảo ngược với tên gọi sau này như Delta III, loại này có nhiều ưu điểm phù hợp với bệnh lý khớp vai đi kèm với tổn thương gân cơ chụp xoay mà loại khớp vai thế hệ trước không đảm được chức năng.

PHÂN LOẠI KHỚP VAI NHÂN TẠO

1. Loại khớp vai nhân tạo bán phần hay toàn phần 

Loại khớp này có cấu tạo giống như cấu tạo giải phẫu khớp vai bình thường, gồm 3 phần: phần ổ chảo làm bằng chất liệu… được gắn vào ổ chảo xương bả vai sau khi được phẫu thuật viên gọt. Phần chỏm xương cánh tay làm bằng kim loại và thân khớp được gắn vào thân xương cánh tay. Thủ thuật không thay ổ chảo được gọi là thay khớp vai bán phần, nếu thay toàn bộ các thành phần được gọi là thay khớp vai toàn phần.

2. Khớp vai nhân tạo đảo ngược

Khớp vai nhân tạo đảo ngược được giáo sư Paul Gammont phát minh để khắc phục tình trạng tổn thương gân cơ chụp xoay không thể sửa được. Khớp vai loại này có cấu tạo đảo ngược với giải phẫu khớp vai. Khớp gồm 5 phần.

Tùy thuộc vào phẫu thuật khám đánh giá tiền sử bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng (đặc biệt chụp cộng hưởng từ khớp vai để đánh giá phần mềm và chụp cắt lớp khớp vai-xương bả vai để đánh giá tình trạng xương), mức độ hoạt động nghề nghiệp, hoạt động hằng ngày cũng như thể thao-giải trí của người bệnh mà quyết định chọn khớp vai nhân tạo phù hợp cho bệnh nhân.

3. Các biến chứng

Bao gồm: trật khớp, nhiễm trùng, hạn chế tầm vận động khớp, gãy, lỏng khớp.

4. Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp vai nhân tạo

Tùy thuộc vào kỹ thuật mổ và loại khớp vai nhân tạo được thay mà kỹ thuật phục hồi chức năng sau mổ là hoàn toàn khác nhau, do vậy bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng cần nắm rõ phẫu thuật viên thực hiện ca mổ thế nào, loại khớp gì được thay thế cho người bệnh để xây dựng bài tập phù hợp cho bệnh nhân.

Bệnh nhân cần được giải thích về mục đích, vai trò của phục hồi chức năng sau thay khớp vai. Những động tác trong sinh hoạt, lao động và thể thao được phép  và không được phép thực hiện sau khi thay khớp vai. Bệnh nhân được huấn luyện các bài tập tại nhà trước mổ. Bệnh nhân được giải thích các biến chứng và các biểu hiện để kịp thời đi khám và kiểm tra lại tại nơi đã phẫu thuật.

4.1. Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp vai bán phần hay toàn bộ.

Những điểm cần chú ý trong phẫu thuật thay khớp vai bán phần hay toàn phần: trong khi tiến hành phẫu thuật gân cơ dưới vai bị cắt và được tái tạo lại sau khi kết thúc phẫu thuật. Nếu cả chỏm xương cánh tay và ổ chảo bị thương thì khớp vai sẽ được thay toàn bộ, nếu ổ chảo được bảo tồn thì khớp vai được thay bán phần.

4.1.1. Mục đích phục hồi chức năng sau mổ thay khớp vai toàn bộ/bán phần

  • Bảo vệ khớp vai mới thay, bảo vệ gân cơ phải can thiệp khi làm thủ thuật đã đảm bảo gân liền tốt sau phẫu thuật.
  • Giảm đau, chống phù nề.
  • Cải thiện tầm vận động khớp đạt được tới mức 140 độ.
  • Cải thiện sức mạnh cơ.
  • Đảm bảo chức năng trong sinh hoạt hàng ngày, nghề nghiệp cũng như vui chơi giải trí.

4.1.2. Các giai đoạn phục hồi chức năng sau mổ 

 a. Giai đoạn I (ngay sau mổ): từ tuần đầu đến tuần thứ 6 sau mổ

Mục đích: đảm bảo liền tốt gân sau mổ cũng như khớp nhân tạo. Giảm đau, chống phù nề. Cải thiện tâm vận động thụ động bằng các bài tập thụ động, duy trì tầm vận động chủ động của khớp khuỷu, khớp cổ tay và bàn tay bên mổ.

Những điểm cần chú ý:

  • Khớp vai bên mổ cần được đeo đai bất động ở tư thế khép và xoay trong (cánh tay sát thân, khuỷu gập 90 độ, cẳng tay sát trước bụng-ngực). Đại được duy trì cả ban đêm, trong thời gian 4 tuần, sau đó bỏ đai dần theo thích nghi của người bệnh.
  • Khi ngủ: cần nằm ngửa, không được nằm nghiêng, kê gối dưới khuỷu tay bên mổ để tránh cho khớp vai bị duỗi, tránh kéo căng bao khớp và gân cơ dưới vai. Tư thế này được duy trì 6-8 tuần sau mổ.
  • Trong giai đoạn này, bệnh nhân tuyệt đối không thực hiện cử động chủ động nào đối với khớp vai mổ, đặc biệt là duỗi khớp vai, xoay ngoài khớp vai chủ động. Bệnh nhân không được sử dụng tay bên mổ để thực hiện nâng đồ vật, kéo hay đẩy. Bệnh nhân không được phép điều khiển phương tiện giao thông.
  • Tiêu chuẩn được phép chuyển sang giai đoạn phục hồi chức năng tiếp theo: thích ứng với bài tập thụ động. Gập thụ động khớp vai tối thiểu được 90 độ, dạng thụ động ít nhất được 90 độ, xoay ngoài đạt 45 độ, xoay trong thụ động được 70 độ trên mặt phẳng xương bả vai và ở tư thế vai dạng 30 độ.

Can thiệp: tập thụ động khớp vai ở tư thế nằm ngửa. Tập thụ động xoay ngoài trong khoảng 30 độ trên mặt phẳng bả vai (mặt phẳng trán). Tập thụ động xoay trong trên mặt phẳng bả vai. Tập chủ động ROM khớp bàn-ngón tay, khớp cổ tay và khớp khuỷu. Chườm lạnh thường xuyên trong ngày để giảm đau và giảm phù nề. Tập co cơ đẳng trường nhóm cơ chi phối cho xương bả vai (cơ thoi, cơ thang, cơ lưng rộng). Từ 10-14 ngày sau mổ, bắt đầu bài tập con lắc Codman: tay lành vịn vào bàn hay thành ghế, đung đưa tay mổ ra trước sang hai phía hoặc xoay tròn, tập với biên độ hẹp, mỗi phía thực hiện 5 lần.

Cuối giai đoạn I, bắt đầu tập gập vai chủ động có trợ giúp, tập xoay trong và xoay ngoài chủ động có trợ giúp ở tư thế nằm ngửa. Hết tuần thứ 4, bỏ đai khớp vai một cách từ từ. Giáo dục cho bệnh nhân tư thế đúng và các động tác cần tránh để bảo vệ khớp sau mổ.

b. Giai đoạn II 

Không được bắt đầu giai đoạn II sớm trước 4-6 tuần sau mổ.

Mục đích: tiếp tục duy trì tầm vận động thụ động khớp vai. Bảo vệ phần mềm, không gây co kéo gân cơ và bao khớp sau mổ. Tăng dần mức độ tập chủ động có trợ giúp khớp vai. Tiếp tục giáo dục bệnh nhân tư thế đúng khi nằm, không nâng đồ bằng tay mổ, không kéo giật đột ngột tay mổ, không thực hiện các động tác đưa tay ra sau lưng. Giai đoạn này tiếp tục tập khớp vai thụ động và chủ động có trợ giúp (động tác gập, xoay trong, xoay ngoài trên mặt phẳng bả vai

tư thế nằm). Bắt đầu tập xoay trong và xoay ngoài chủ động trên mặt phẳng bá vai. Di động khớp bả vai-ngực thụ động. Tuyệt đối không thực hiện các bài tập kéo giãn khớp vai chủ động và thụ động. Tập co cơ đẳng trường các nhóm cơ chi phối cho đại vai: cơ trên gai, dưới vai, dưới gai, tròn bé, delta, các nhóm cơ chi phối cử động xương bả vai. Thường xuyên chườm lạnh. Tập có kháng trở các nhóm cơ chi phối bàn tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu.

Tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn tiếp theo: thích ứng với tập chủ động có trợ giúp. Tâm vận động khớp vai thụ động khớp vai đạt 140 độ, dạng khớp vai thụ động đạt 20 độ, xoay ngoài thụ động ít nhất 60 độ, xoay trong khớp vai thụ động đạt 70 độ trên mặt phẳng bả vai và ở tư thế dạng vai 30 độ. Có khả năng nâng vai ra trước được 100 độ và thắng trọng lực.

c. Giai đoạn III (giai đoạn tăng cường sức mạnh cơ mức độ trung bình)

Không được thực hiện giai đoạn này sớm trước 6 tuần sau mổ.

Mục đích: cải thiện sức mạnh cơ và sức bền, trở lại hoạt động chức năng hàng ngày. Thận trọng: không được nâng vật nặng trên 3kg, không dùng tay bên mổ để thực hiện kéo hay đẩy, không thực hiện các cử động đột ngột.

Can thiệp: đầu giai đoạn III bắt đầu tập xoay trong khớp vai có trợ giúp ở tư thế tay sau lưng. Tập xoay trong và xoay ngoài có kháng trở trên mặt phẳng bả vai. Có thể tập kéo giãn khớp vai nếu thấy cần thiết. Bắt đầu tập nâng vai ra trước có kháng trở từ 0,5-1,5kg ở tư thế nằm ngửa. Bắt đầu trở lại các hoạt động hàng ngày nhẹ nhàng như rửa ấm chén, bát đĩa…

Tiêu chuẩn chuyển sang giai đoạn IV: thích ứng với các bài tập chủ động và tăng cường sức mạnh cơ. Tầm vận động gập chủ động đạt 140 độ trên mặt phẳng bả vai. Xoay ngoài chủ động đạt 60 độ, xoay trong đạt 70 độ trên mặt phẳng bả vai và ở tư thế vai dạng 30 độ. Có khả năng vai ra trước được 120 độ kháng trọng lực.

d. Giai đoạn IV (giai đoạn tăng cường sức mạnh cơ tích cực) 

Không được bắt đầu trước 12 tuần sau mổ.

Mục đích: gia tăng sức mạnh cơ, trở về bình thường các hoạt động hàng ngày cũng như vui chơi giải trí. Tăng dần các bài tập khớp vai có trọng lực. Tránh các bài tập hay các hoạt động có xoay ngoài phối hợp với dáng vai trên 80 độ như chải đầu, mặc áo chui đầu,..

e. Hoạt động trị liệu

Kỹ thuật viên trị liệu cần hướng dẫn bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ khớp vai, các động tác cần tránh. Các động tác dạng vai phối hợp với xoay ngoài khớp vai trên 80 độ cần tránh trong 3 tháng đầu (động tác mặc áo chui đầu, xỏ tay áo, với đô trên cao và ở phía sau…)

Ghế và giường cần được nâng cao để thuận tiện đứng lên hay ngồi xuống. Cần chọn loại áo mở cúc ở phía trước, áo rộng rãi, tránh mặc áo chui đầu. Khi mặc áo, bắt đầu từ bên mổ trước, cởi áo từ bên mổ trước. Chải đầu cần lược có cán dài, khi tắm cần loại kỳ lưng có cán dài để có thể tắm phần xa và phía sau. Bắt đầu trở lại các hoạt động thường ngày bên tay mổ sau 6 tuần từ mức độ nhẹ đến nặng (cầm tách uống trà, xúc ăn, là quần áo…). Hoạt động nghề nghiệp và giải trí: đi làm trở lại với công việc văn phòng sau 6-8 tuần, công việc nặng sau 3-6 tháng, bơi sau 8 tuần, chơi golf, tennis, cầu lông sau 4-6 tháng. Không được chơi các môn thể thao có đối kháng như võ, vật…

f. Duy trì bài tập tại nhà

  • Bài tập gia tăng tầm vận động khớp.
  • Bài tập tăng cường sức mạnh cơ.

4.2. Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp vai đảo ngược

Các điểm cơ bản về thay khớp vai đảo ngược: được chỉ định mất chức năng đi kèm với tổn thương gân cơ chụp xoay không còn khả năng hồi phục. Trong khi phẫu thuật, cơ delta, bao khớp, túi thanh dịch dưới cơ delta được bảo vệ, cơ dưới vai được bảo tồn càng nhiều càng tốt nếu có thể.

Tuy nhiên có nhiều phẫu thuật đi đường mổ phía trên, cơ delta sẽ bị rách và khâu lại vị trí giải phẫu ban đầu. Trong trường hợp này cần mang đai trong 4-6 tuần, không tập có cơ delta đẳng trường trước 4 tuần, không tập gập vai trước 6 tuần và không tập tăng cường sức mạnh cơ delta có sức cản trước 12 tuần. Cơ delta là cơ chủ đạo giúp chức năng khớp vai nhân tạo sau phẫu thuật(thực hiện các động tác gập, dạng và xoay vai).

Trong vòng 12 tuần sau mổ cần thận trọng những cử động sau đây để tránh trật khớp vai sau mổ: không để tay ra phía sau lưng như lấy ví, cài cúc áo/quần phía sau…; không phối hợp dạng, xoay trong và duỗi khớp vai; tránh dạng vai; không duỗi vai quá tự thế trung gian.

a. Giai đoạn 1 (giai đoạn ngay sau mổ)

Bảo vệ khớp và phần mềm sau mổ: đảm bảo cử động an toàn sau mổ tại giường cũng như khi di chuyển. Khớp vai được bất động bằng đai nẹp dạng và gập vai 30 độ trên mặt phẳng bả vai phối hợp xoay ngoài vai 15 độ, có trợ giúp ở cánh tay và cẳng tay. Đeo đai nẹp cả ban đêm, được phép bỏ đai khi tắm và khi tập, đai nẹp bất động vai phải duy trì 4-6 tuần sau mổ. Giải thích cho bệnh nhân nguy cơ gây trật khớp vai sau mổ: cấm các động tác duỗi vai phối hợp với xoay trong và khép vai, không được bắt chép tay mổ về phía bụng, ngực vì nguy cơ gây trật khớp.

Giảm đau chống phù nề: thường xuyên chườm lạnh, cứ 2 giờ/lần trong những ngày đầu sau mổ, sau đó trung bình 4-6 lần/ngày.

Duy trì tầm vận động khớp thụ động: trong 4 tuần đầu sau mổ, tập thụ động khớp vai cho phép các động tác gập và nâng vai đạt 90 độ, xoay ngoài 20 trên mặt phẳng bả vai. Tập chủ động các khớp cổ tay-bàn tay và khớp khuỷu. Sau 6 tuần cho phép gập vai và nâng vai đạt 140 độ, xoay ngoài thụ động 30 độ. Không được tập thụ động dạng khớp vai vì gây kéo căng cơ dưới vai, khi tập thụ động xoay trong khớp vai trong vòng 6 tuần sau mổ.

Duy trì sức mạnh cơ: sau 4 tuần cho phép co cơ delta đắng trường. Sau 6 tuần bắt đầu tập thụ động xoay trong khớp vai ở thư thế vai dạng ít nhất 60 độ trên mặt phẳng bả vai để tránh cử động xoay trong phối hợp với khép vai.

b. Giai đoạn II: 6-12 tuần sau mổ

Đây là giai đoạn tập chủ động có trợ giúp, tập chủ động và giai đoạn sớm tăng sức mạnh cơ. Tiếp tục đề phòng nguy cơ trật khớp. Bỏ đai bất động khớp vai dần dần theo thích ứng của bệnh nhân. Sau 6 tuần cho phép tập chủ động có trợ giúp, tập chủ động các động tác gập, nâng vai, dạng vai, xoay trong và xoay ngoài trên mặt phẳng bả vai. Tập ở tư thế nằm ngửa, sau đó tăng dần bằng cách tập trên bàn nghiêng rồi ở tư thế đứng sau 8 tuần. Sau 8 tuần, tập co cơ đẳng trường dưới mức tối đa đối với động tác xoay trong và xoay ngoài. Bắt đầu tập có cơ delta đẳng trường ở tư thế đứng bắt với sức cản thấp. Cuối giai đoạn II, bắt đầu tập co cơ đẳng trường với các động tác xoay trong và ngoài trên mặt phẳng bả vai. Lưu ý, do nhóm cơ chụp xoay không còn chức năng, nên bệnh nhân khó thực hiện các động tác xoay trong/ngoài khi tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Không tập gập vai quá 140 độ, không xoay ngoài quá 45 độ, không xoay trong khớp vai ở tư thế tay để sau lưng, không khép khớp vai quá tư thế trung tính trên mặt phẳng ngang vì dễ làm trật khớp vai. Trở lại hoạt động hàng ngày với các công việc nhẹ nhàng, không được mang đồ nặng.

c. Giai đoạn III (giai đoạn tăng cường sức mạnh cơ trung bình): sau 12 tuần

Bệnh nhân chuyển sang giai đoạn III khi hoàn toàn thích ứng với các bài tập chủ động ở giai đoạn II. Duy trì thận trọng vì nguy cơ trật khớp vai trong sinh hoạt cũng như khi tập. Tập tăng cường sức mạnh cơ là các bài tập co cơ đẳng trường với nguyên tắc sức đề kháng thấp nhưng tần số tập cao để tránh gây chấn thương. Tập các bài tập riêng biệt cho từng bó cơ delta (bó trước, bó giữa và bó sau). Tăng cường sức mạnh các nhóm cơ ở cánh tay, cẳng tay và bàn tay.

d. Giai đoạn IV

Bệnh nhân chuyển sang giai đoạn IV khi tập chủ động khớp vai không bị đau. Tâm vận động khớp vai đạt được 120 độ khi nâng vai, 30 độ xoay ngoài khớp vai. Trở lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, hoạt động nghề nghiệp cũng như vui chơi giải trí.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

19 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago