Gãy xương là một tình trạng dễ xảy ra trong cả sinh hoạt lẫn hoạt động thể thao, vận động. Gãy xương khuỷu tay không chỉ gây ra tổn thương về xương mà còn ảnh hưởng đến dây thần kinh, mô cơ, dây chằng ở khu vực này. Việc phục hồi chức năng sau gãy xương khuỷu tay cần được chú ý và thực hiện đúng cách để tránh những biến chứng, dị tật không đáng có.
Mỏm khuỷu tay có vị trí ở đầu trên xương trụ, to chồi ra ở dưới da biến khu vực này thành nơi dễ bị chấn thương trực tiếp. Mỏm khuỷu ở phía trước cùng mỏm vẹt tạo nên hố xích ma to khớp với ròng rọc xương cánh tay, khớp này hỗ trợ một vận động quan trọng là gấp duỗi khuỷu.
Gãy xương khuỷu tay là loại gãy nội khớp chủ yếu là do chấn thương trực tiếp. Mỏm khuỷu là nơi bám tận của hệ thống gân cơ tam đầu cánh tay nên sau chấn thương do lực co kéo sẽ dễ gãy và di lệch.
Quá trình phục hồi chức năng sau gãy xương khuỷu tay cần đòi hỏi sự kiên nhẫn để giúp đẩy nhanh quá trình liền xương, hạn chế tối đa các biến chứng về sau.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới gãy xương khuỷu tay và thường được chia làm 3 nhóm:
Nếu không may bị gãy xương khuỷu tay, người bệnh sẽ lập tức cảm nhận những dấu hiệu của gãy xương như:
Ngoài ra nếu chụp X-quang hình ảnh sẽ thấy dấu hiệu gãy xương khuỷu tay rất rõ ràng, cụ thể là đường gãy, vị trí gãy và mức độ di lệch.
Tương tự như những trường hợp gãy xương khác, gãy xương khuỷu tay đòi hỏi quá trình điều trị kiên nhẫn và bài bản. Bệnh nhân có thể sẽ phải bó bột hoặc nẹp cố định cánh tay khoảng 3-4 tuần (hoặc lâu hơn tùy thuộc vào xương gãy, mức độ gãy).Về cơ bản, quá trình phục hồi chức năng khớp khuỷu tay sau tổn thương được chia làm 2 giai đoạn:
Ở giai đoạn này, điều trị tập trung vào lưu thông tuần hoàn tại mỏm khuỷu, tránh bị teo cơ do tay bất động lâu.Trong quá trình bó bột hoặc đeo nẹp, để tránh teo cơ cứng khớp bệnh nhân sẽ phải gồng cơ (co cơ tĩnh) trong bột khoảng 10 lần (mỗi lần 10 động tác) kết hợp với vận động các khớp tự do gần với khớp bị bất động: ví dụ như chủ động cử động các ngón tay, cổ tay nhẹ nhàng.
Sau bất động, mục tiêu điều trị vẫn nhắm vào việc cải thiện tuần hoàn tại mỏm khuỷu, phục hồi dần tầm vận động của khớp khuỷu cũng như các ngón tay, cổ tay, khớp vai, ngăn ngừa teo cơ, loạn dưỡng cơ hay cứng khớp tay.
Nếu sau khi tháo bột, bỏ nẹp các khớp cơ vẫn bị cứng thì người bệnh có thể chườm ấm hoặc nếu sưng thì chườm lạnh 10-15 phút/lần cách 2 giờ. Nếu quá trình tập luyện gây đau thì có thể được chỉ định uống thêm thuốc chống viêm giảm đau hoặc giảm phù nề.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 99K (không mất thêm phụ phí)
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau khuỷu tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…