Trượt đốt sống là sự di chuyển bất thường ra phía trước của thân đốt sống cùng với cuống, mỏm ngang và diện khớp phía trên. Trượt đốt sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng do sự mất vững của cột sống thắt lưng, bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn. Theo thống kê có khoảng 2-3% dân số mắc bệnh này. Bệnh nhân cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề.
Trượt đốt sống xảy ra khi một đốt sống trượt ra trước so với đốt sống ngay bên dưới nó. Có nhiều loại:
Tham khảo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Trượt đốt sống thường xảy ra ở đốt sống thắt lưng do cột sống thắt lưng chịu tải trọng của nửa trên cơ thể, nó hấp thụ hầu hết trọng lực của cơ thể ngay cả khi nghỉ ngơi và trong suốt thời gian hoạt động, ngoài ra cột sống thắt lưng còn phải đảm nhiệm cả nhiệm vụ vận động (gập, cúi, xoay). Đôi khi, các lực này tác động lên đốt sống quá mức làm đốt sống đó bị trượt ra trước so đốt sống bên dưới.
– Những người có người thân bị trượt đốt sống thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.
– Những người làm việc nặng nhọc (thợ xây, lao động nặng …)
Để phân loại trượt đốt sống người ta đánh giá trên phim chụp cột sống bên, người ta chia sự hội chứng này thành 5 mức (xem phân độ trượt bên dưới) dựa theo phần trăm mức độ trượt ra trước của đốt sống trên so đốt sống dưới:
Nếu người bệnh bị bệnh ở dưới 50% thân đốt sống do khuyết eo đốt sống thì sẽ làm cho người bệnh đau từ thắt lưng rồi xuống chân. Phần lớn người bị trượt đốt sống nhẹ do khuyết eo đốt sống (đã chụp phim X quang) thì không thấy đau và không cần điều trị. Còn lại chỉ khoảng 10% người bệnh mới cần điều trị.
Lúc đầu khi người bệnh di chuyển hay đứng lâu thì cơn đau sẽ bắt đầu ở thắt lưng, nhưng về sau thần kinh tọa bị chèn ép nên nó sẽ kéo xuống đùi, mông và cẳng chân. Người bệnh khi vận động như cúi, ngửa hay làm các động tác cũng có thể cảm thấy được các đốt sống bị trượt.
Nếu bệnh ở mức độ nặng do khuyết eo thì bề mặt thân đốt sống sẽ bị di lệch hơn 50% và dẫn đến vùng thắt lưng bị gù. Biến chứng này rất khi xảy ra thì chỉ chiếm khoảng 10% chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Người bệnh sẽ đi hơi khom lưng về phía trước hoặc bị vẹo cột sống sang bên là do cơ trong đùi ( cơ chân ngỗng ) và cơ ở thắt lưng bị căng cứng. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh khi xoay lưng thì khung chậu cũng xoay theo, 2 bên mông sẽ teo cơ do thiếu vận động. Lúc này người bệnh có dáng đi giống đứa trẻ sơ sinh vậy.
Thoái hóa đốt sống sẽ khiến thân đốt sống bị trượt ra phía trước, làm hẹp trung tâm ống sống ngang chỗ trượt. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng đau vùng thắt lưng, càng đi càng thấy nặng 2 chân và đau buốt, khi nghỉ ngơi thì các cơn đau cũng hết dần.
Mặc dù phẫu thuật được đánh giá cao về tỷ lệ điều trị thành công nhưng trên thực tế, bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng có rủi ro phát sinh biến chứng khôn lường. Đối với những hình thức phẫu thuật cột sống thắt lưng như cắt cung, cắt bỏ mấu khớp…, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng trượt đốt sống sau đó, đặc biệt nếu các đoạn xương sống của họ vốn đã không vững chắc ngay từ đầu.
Đây cũng là nguyên nhân vì sao hầu hết trường hợp, phẫu thuật thường luôn lựa được chọn điều trị cuối cùng và chỉ được đề xuất khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với những liệu trình chữa trị trước đó.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Bác sĩ HTC đánh giá toàn bộ cấu trúc cột sống chứ không phải nguyên tại vị trí đau vì có một số các trường hợp bệnh nhân có gặp các vấn đề về đau lưng nhưng nguyên nhân có thể đến từ vùng khác, ngoài ra xem xét xem các vùng bị ảnh hưởng do đau đớn.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Trượt đốt sống thắt lưng là một căn bệnh khó chữa và mất nhiều thời gian. Sau khi chữa trị bằng cách dùng đủ loại thuốc giảm đau vẫn không có kết quả lâu dài mà còn gây ra phản ứng phụ không tốt cho cơ thể. Nhiều người đã tìm đến HTC chữa trị trượt đốt sống. Với các phương pháp điều trị độc quyền điều trị cơ sâu HTC và Chiropractic. Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả mà còn không gây ra tác dụng phụ khiến người bệnh yên tâm chăm sóc sức khỏe lâu dài.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…