Bị ngã gây đau đầu gối (khớp gối) rất thường gặp đối với những người chơi thể thao hoặc vận động nhiều
Khớp gối là một khớp phức tạp. Nó cử động giống như bản lề cửa, cho phép chúng ta gấp và duỗi thẳng chân để có thể ngồi, ngồi xổm, chạy và nhảy.
Khớp gối được tạo thành từ bốn thành phần:
• xương
• sụn
• dây chằng
• gân
Xương đùi nằm ở đỉnh của khớp gối. Xương chày tạo thành đáy khớp gối. Xương bánh chè che chắn điểm gặp nhau giữa xương đùi và xương chày.
Sụn là mô đệm cho các xương của khớp gối, giúp dây chằng trượt dễ dàng trên xương và bảo vệ xương khỏi bị va chạm.
Có bốn dây chằng ở đầu gối hoạt động giống như những sợi dây thừng, giữ xương vào với nhau và ổn định chúng. Gân nối các cơ hỗ trợ khớp gối với xương ở đùi và cẳng chân.
Sụn chêm là hai mấu sụn hình cái nêm có chức năng giảm xóc, đệm lót cho khớp, đồng thời duy trì sự ổn định cho đầu gối. Nếu đột ngột chuyển hướng khi chạy hoặc vặn gối quá mạnh sẽ khiến sụn chêm bị rách. Hoặc sụn chêm có thể bị rách do quá trình lão hóa. Đây là loại chấn thương đầu gối thường gặp nhất ở những người chạy bộ có tuổi hay người chơi các môn thể thao va chạm.
Phần lớn những người bị chấn thương ở sụn chêm thường bị rách sụn chêm trong (phía trong gối) hơn là sụn chêm ngoài (phía ngoài gối). Lúc này, người bị chấn thương sẽ có các biểu hiện như: đau đầu gối, sưng, cứng khớp, khó co và duỗi chân, có cảm giác lạo xạo ở gối. Nếu không điều trị kịp thời, đầu gối của người bị chấn thương có thể bị khóa cứng. Do mảnh sụn di chuyển ra ngoài và đi vào ổ khớp.
Gãy xương bánh chè là dạng chấn thương đầu gối thường gặp do ngã từ trên cao hoặc va chạm xe,… Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau, sưng, biến dạng ở vùng xương bị gãy và gặp khó khăn khi di chuyển. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể bó bột trong khoảng 6 tuần, để cố định các mảnh xương cho đến khi lành lại. Nhưng nếu nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để chỉnh lại vị trí và ổn định xương bị gãy.
Dây chằng chéo trước là dây chằng chạy chéo từ trên xuống trước ở trong khớp gối, giúp ổn định khớp. Tiếp đất không đúng cách khi nhảy cao hoặc xoay chuyển hướng đột ngột sẽ rất dễ làm tổn thương dây chằng chéo trước. Dựa vào mức độ tổn thương của dây chằng và mức độ lỏng gối mà có thể phân thành các cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Dây chằng bị giãn nhưng gối còn vững.
Cấp độ 2: Dây chằng bị đứt một phần và gối bắt đầu mất vững.
Cấp độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, gối lỏng lẻo khiến việc đi lại trở nên khó khăn.
Những người gặp phải tổn thương này chủ yếu ở cấp độ 2 và 3, cấp độ 1 thường ít gặp. Ngoài ra, họ còn có thể bị các chấn thương đầu gối khác như: rách sụn chêm, bong sụn khớp, tổn thương các dây chằng khác,…
Dây chằng chéo sau là một dây chằng nằm trong khớp gối, có tác dụng nối xương đùi với xương chày, đồng thời giữ cho xương chày không di chuyển quá xa về phía sau. Nếu đầu gối ở tư thế gấp bị va đập mạnh sẽ khiến dây chằng chéo phía sau bị tổn thương. Lúc này, bạn sẽ xuất hiện các biểu hiện giống với biểu hiện của tổn thương dây chằng chéo trước: sưng đau, lỏng gối, teo cơ.
Nếu tổn thương dây chằng chéo sau không được phục hồi thì có thể dẫn đến một số tổn thương thứ phát như: tổn thương sụn chêm, thoái hóa khớp gối về sau.
Dây chằng trong bị tổn thương thường liên quan đến cơ chế vặn xoắn, hoặc do dạng cẳng chân quá mức. Loại chấn thương đầu gối này có thể làm bong điểm bám đùi, điểm bám chày của dây chằng. Sau khi bị tổn thương, cơn đau sẽ xuất hiện ở mặt trong khớp gối. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…