Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thắt lưng thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng xơ, đẩy ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Cùng tìm hiểu mổ lấy nhân đĩa đệm
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thắt lưng thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng xơ, đẩy ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống.
– Đây là bệnh lý hay gặp, đặc biệt là ở người lao động nặng. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây đau đớn cho người bệnh, làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh hoạt, lao động trong đời sống hàng ngày. Trường hợp nặng có thể khiến người bệnh giới hạn vận động, yếu liệt, không kiểm soát được khả năng tiểu tiện.
– Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết giúp tránh việc bệnh tiến triển nặng hơn.
Nội soi để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng là phương pháp cũng rất phổ biến hiện nay. Kết quả điều trị của phương pháp và vi phẫu này hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, nội soi để lấy nhân đệm vẫn còn nhiều hạn chế so với phương pháp lấy nhân đệm vi phẫu. Trong một số trường hợp sau đây không thể sử dụng được nội soi:
Để biết được bản thân phù hợp với phương pháp điều trị nào, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn từ các bác sĩ.
Theo các bác sĩ Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh khuyến cáo, những người đang hồi phục sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nên tránh các hoạt động sau đây trong khoảng 4 tuần đầu: lái xe, nâng tạ, cúi gập người… Bên cạnh đó, để có thể phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật, bạn nên:
Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ bị đau và bác sĩ có thể sẽ cho bạn đeo nẹp. Bạn nên nằm, cũng có thể ngồi nghỉ ngơi, nhưng đừng ngồi quá lâu trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật. Thay vì ngồi, bạn nên đứng dậy và đi lại sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, lái xe đi xa cũng là việc bạn cần tránh vì chúng có thể khiến lưng bị căng quá mức. Nếu bắt buộc phải ra ngoài như đi khám bệnh, bạn nên nhờ người nhà hỗ trợ và chọn bệnh viện gần nơi sinh sống.
Bạn có thể phải mất vài tuần trước khi trở lại với tất cả các hoạt động thường nhật như trước đây. Do đó, với tình trạng đau sau mổ, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê toa giảm đau hoặc xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng khác như tê hoặc yếu… thường mất nhiều thời gian hơn để phục hồi, nên bạn hãy thật kiên nhẫn.
Cột sống của bạn đã bị tổn thương. Vì thế, điều quan trọng là không tiếp tục gây áp lực không cần thiết cho lưng bằng cách tránh uốn cong thắt lưng trong 2-4 tuần sau khi làm phẫu thuật, không vặn người, không nâng vật nặng hơn 2,5kg. Ngoài ra, bạn nên đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối khi bạn nằm nghiêng. Cúi và nâng người lên bằng hông và chân, tránh dùng lưng.
Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc hồi phục sau phẫu thuật. Bạn có thể không cảm thấy đói sau khi làm phẫu thuật, nhưng nhớ phải uống đủ nước và bổ sung đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng khỏe lại.
Tất cả các cuộc hẹn của bác sĩ đều rất quan trọng. Theo đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra lưng 1-2 tuần sau khi phẫu thuật để đảm bảo rằng quá trình hồi phục của bạn đang diễn ra suôn sẻ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vết mổ để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác và cắt chỉ. Khi quá trình hồi phục của bạn tiến triển tốt, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm riêng biệt.
Tất cả các cuộc phẫu thuật đều đi kèm với rủi ro. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được coi là an toàn, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Vì thế, bạn không nên bỏ qua những cảnh báo từ cơ thể như các cơn đau, sốt cao, ớn lạnh, chảy máu, sưng tấy, chảy dịch… Đặc biệt, tình trạng tê hoặc yếu chân, đau ở bắp chân hoặc ngực là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần phải được các bác sĩ kiểm tra ngay.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…