Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Loãng xương được chia làm hai loại:
Loãng xương nguyên phát: Là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác và hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Cơ chế là do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên tình trạng mất cân bằng giữa huỷ xương và tạo xương, kết quả là thiểu sản xương.
Loãng xương thứ phát: Là loại loãng xương tìm thấy được nguyên nhân liên quan đến một số bệnh mạn tính, liên quan đến sử dụng một số loại thuốc,…
Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm:
Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động.
Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả.
Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.
Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới.
Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Đau nhức đầu xương: người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,…
Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa.
Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp. Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố có thể thay đổi được trong khi số khác thì không thể.
Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như:
Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm:
Việc phòng tránh dẫn tới tình trạng này là cực kì quan trọng, bởi nó sẽ ngăn ngừa được những hậu quả nặng nề của loãng xương. Sau đây là một số cách phòng tránh bị loãng xương.
Đảm bảo cung cấp lượng canxi, vitamin D đầy đủ.
Chế độ ăn cân bằng và đầy đủ chất.
Tập thể dục đều đặn, chế độ làm việc hợp lí.
Duy trì trọng lượng cơ thể.
Hạn chế rượu bia, chất kích thích, thuốc lá.
Tiến hành xét nghiệm đánh giá chất lượng xương định kì.
Tại đây, chúng tôi tự hào là nơi hội tụ các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa xuất sắc với Nhiều Năm Kinh Nghiệm đến từ Mỹ và Bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam.Một số Bác sĩ hiện đang công tác tại PK:
Với kiến thức nền tảng y học sâu sắc, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chuẩn đoán và điều trị, cùng sự kết hợp hoàn hảo giữ nền Y học Thế Giới và Y Học Việt Nam đã giúp chúng tôi luôn đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị hệ cơ xương khớp, thần kinh, cột sống cho mọi người.
Luôn tâm niệm: “ĐẶT BỆNH NHÂN LÊN HÀNG ĐẦU – LẤY HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LÀ THƯỚC ĐO”. Từ đó Phòng khám ngày càng cố gắng nỗ lực cải tiến đồng bộ để mang đến cho người bệnh những dịch vụ y tế ngày càng chất lượng hơn. Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể mà hãy thăm khám sớm, điều trị kịp thời bạn nhé!
_______________________
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…