Trên lâm sàng thì hội chứng này gặp thường xuyên hơn kể từ khi việc sử dụng đai an toàn và túi khí trên xe ô tô tăng lên, hội chứng trượt xương sườn (Slipping Rib Syndrome) thường bị chẩn đoán sai dấn tới đau kéo dài và thực hiện các cận lâm sàng không cần thiết cho các bệnh lý trong ổ bụng và ngực. Hội chứng trượt xương sườn là một tập hợp các triệu chứng bao gồm đau như dao cắt, bắt nguồn từ các sụn sườn dưới có liên quan tới sự tăng chuyển động các đầu trước của các sụn sườn dưới.
Xương sườn 10 thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng xương sườn 8 và 9 cũng có thể bị tổn thương. Hội chứng thường liên quan tới chân thường các sụn xương sườn dưới. Những sụn này thường bị chấn thương khi tăng/giảm tốc độ hoặc do các chấn thương đụng dập vào thành ngực. Với chấn thương trầm trọng sụn có thể bị lún hoặc trật ra khỏi xương sườn. Bệnh nhân bị hội chứng trượt xương sườn có thể có cảm giác lạo xạo khi cử động các xương sườn bị tổn thương và sụn sườn liên quan.
Trên thăm khám lâm sàng, bệnh nhân thường cố gắng cố định các khớp sụn bị tổn thương bằng cách giữ cho cột sống ngực hơi uống cong.
Đau tái xuất hiện khi ấn vào vùng sụn sườn bị ảnh hưởng. Bệnh nhân có hội chứng trượt xương sườn cho thấy đáp ứng dương tính khi sử dụng nghiệm phát móc (hooking maneuver). Nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân nằm trong tư thế nằm ngửa, với cơ thành bụng thả lỏng, bác sĩ lâm sang móc ngón tay xuống phía dưới sụn xườn dưới và kéo nhẹ ra ngoài. Đau và cảm giác lạo xạo hoặc lách cách của xương sườn và sụn bị tổn thương sẽ được xác định là nghiệm pháp dương tính.
Có nhiều lý do có thể ra hội chứng trật xương sườn, nhưng đôi khi không có nguyên nhân chính xác. Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng sườn bị trượt xảy ra do các vấn đề khác trong ngực, chẳng hạn như sự yếu kém trong cơ ngực hoặc dây chằng.
Dây chằng hoặc cơ ngực yếu thường do khả năng tăng trưởng của xương sườn thứ tám, thứ chín và thứ 10. Những xương sườn này sễ bị chấn thương hơn.
Các nguyên nhân khác gây hội chứng trượt xương sườn gồm:
Chụp X quang thường quy được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân có đau được nghĩ đến xuất phát từ các sụn sườn và xương sườn dưới để loại trừ các bệnh lý xương tiềm ẩn như gãy xương sườn và khối u. Dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định các xét nghiệm bổ sung như tổng phân tích tế bào máu, mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt, tốc độ lắng máu, xét nghiệm kháng thể kháng nhân. Chụp cộng hưởng từ xương sườn và sụn sườn bị tổn thương được chỉ định nếu có nghi ngờ khớp mất vững hoặc có khối u tiềm ẩn. Kỹ thuật tiêm được thảo luận trong chương này là một phương pháp chẩn đoán và điều trị.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Như đã nói ở trên, đau trong hội chứng trượt xương sườn thường bị nhầm lẫn với cơn đau tim hay túi mật và có thể dẫn tới bệnh nhân tới phòng cấp cứu và thực hiện các kiểm tra tim mạch và đường tiêu hóa không cần thiết. Nếu có chấn thương, trượt xương sườn có thể đi kèm với gãy xương sườn hoặc xương ức, có thể bị bỏ sót trên phim chụp X quang, do đó có thể đòi hỏi phải chụp thêm cắt lớp xạ hình xương để đưa ra chẩn đoán phù hợp. Hội chứng Tietze có đau lan rộng ở các sụn sườn trên liên quan tới nhiễm virus, có thể bị nhầm lẫn với hội chứng trượt xương sườn, cũng như “devil’s grip” là hội chứng đau màng phổi có nguyên nhân nhiễm trùng.
Đau thần kinh có liên quan đến thành ngực có thể bị nhầm hoặc đi kèm với hội chứng trượt xương sườn. Ví dụ như đau thần kinh trong bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường và zona thần kinh cấp tính liên quan tới thần kinh ngưc. Khả năng xảy ra các bệnh về cấu trúc của trung thất phải luôn được đặt ra và đôi khi những bệnh này khó có thể chẩn đoán được. Các bệnh lý gây viêm màng phổi như tắc mạch phổi, nhiễm trùng khối u cũng cần được xem xét.
Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong khám điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: đau ngực, đau cổ vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh…
Với bệnh lý này trước hết bác sĩ cần thăm khám để đánh giá tình trạng bệnh lý bạn đang gặp phải, xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý hiện tại. Có thể chỉ định chụp phim X-quang, MRI, CT…và làm các xét nghiệm nếu cần thiết.
Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và thời gian điều trị cụ thể. Tại HTC các giải pháp đưa ra đều KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT, sử dụng các máy móc hiện đại kết hợp các phương pháp như HTCMT, Trị liệu chiropractic, Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ATPT, Rehab, massage cơ sâu để đảm bảo tất cả các bệnh nhân điều trị đều cải thiện.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…