Hội chứng Ramsay Hunt được gọi theo tên một bác sĩ cho tình trạng nhiễm virus herpes zoster cấp tính ở hạch gối. Hội chứng này là hậu quả của việc tái kích hoạt virus varicella-zoster (VZV) trong hạch gối. VZV cũng là tác nhân gây bệnh thủy đậu (varicella). Sơ nhiễm với VZV ở một vật chủ chưa có miễn dịch có biểu hiện lâm sàng giống như bệnh thủy đậu ở trẻ em. Có quan điểm cho rằng quá trình sơ nhiễm VSV, virus xâm nhiễm hạch gối.
Virus này bất nhiễm trong hạch gối và không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào. Với một số cá thể, vi rút từ trạng thái ngủ chuyển sang tái hoạt động và di chuyển dọc theo đường đi của hạch gối, gây đau đớn và các tổn thương da đặc trưng của bệnh zona. Lý do sự tái kích hoạt chỉ xảy ra ở một số cá thể vẫn chưa được hoàn toàn hiểu rõ, nhưng có giả thiết đưa ra là sự giảm niễn dịch trung gian tế bào có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của căn bệnh này bằng cách cho phép virus nhân lên trong hạch và và lây lan đến các dây thần kinh cảm giác tương ứng, gây ra bệnh cảnh lâm sàng.
Những bệnh nhân đang bị bệnh lý ác tính ( đặc biệt là u lymphoma) hoặc đang được điều trị ức chế miễn dịch ( hóa trị, steroid, xạ trị) và các bệnh nhân bị mãn tính thường bị suy nhược và do đó có nguy cơ cao hơn bị nhiễm Virus zoster cấp tính so với quần thể dân số khỏe mạnh. Những bệnh nhân này đều có điểm chung là sự đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, điều này có thể là nguyên nhân khiến họ có nguy cơ mắc zona thần kinh cao hơn. Sự giảm đáp ứng miễn dịch cũng có thể giải thích tại sao tỷ lệ mắc bệnh zona thần kinh tăng đáng kể ở những cá thể hơn 60 tuổi và tương đối ít phổ biến ở những người trẻ hơn 20 tuổi.
Nhánh mắt của dây thần kinh sinh ba là vị trí phổ biến thứ hai thường phát triển herpes zoster cấp tính, đứng sau vùng ngực về tỉ lệ xâm nhiễm virus này. Hiếm khi virus tấn công hạch gối, kết quả dẫn đến đau vùng mặt, mất thính giác, mụn nước ở tai và đau. Nhóm các triệu chứng này được gọi là hội chứng Ramsay Hunt và phải được phân biệt với nhiễm herpes zoster cấp tính ở nhánh mắt của dây thần kinh sinh ba.
Khi virus được kích hoạt, viêm hạch gối và viêm dây thần kinh ngoại biên gây đau cục bộ theo từng đoạn phân bố của hạch gối. Đau có thể kèm theo các triệu chứng giống như cảm cúm và thường tiến triển từ đau âm ỉ, nhức nhối đến đau thần kinh dị cảm trong vùng phân bố của hạch gối.Ở hầu hết các bệnh nhân, đau do nhiễm herpes zoster cấp tính thường xuất hiện trước khi phát ban từ 3-7 ngày, điều đó có thể dẫn đến nhầm lẫn trong chẩn đoán.
Chẩn đoán lâm sàng zona thần kinh thường dễ dàng khi ban đặc trưng xuất hiện. Giống như thủy đậu, ban do herper zoster thường xuất hiện thành nhóm các thương tổn dạng nốt và nhanh chóng tiến triển thành các sẩn và mụn nước .
Vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh lí có thể cực kỳ đau đớn và đau có xu hướng trầm trọng hơn bởi bất kì chuyển động hoặc tiếp xúc nào ( ví dụ tiếp xúc với quần áo hoặc ga trải giường ). Khi vùng tổn thương lành, vảy bong ra, để lại những vết sẹo màu hồng theo vùng phân bố của các ban, dần dần giảm sắc tố và teo lại .
Ở phần lớn các bệnh nhân , tằng cảm và đau thường giảm khi các tổn thương da lành lại. Trong một số trường hợp, đau và các triệu chứng thần kinh có thể tồn tại dai dẳng mặc dù các tổn thương đã lành . Biến chứng thường gặp nhất vad cũng đáng sợ nhất do nhiễm herpes zoster là đau thân kinh sau zona.
Các bệnh nhân tuổi cao thường có tỉ lệ nhiễm herpes zoter cao hơn so với quần thể dân số chung . Các triệu chứng của đau thần kinh sau zona rất đa dạng , từ đau nhẹ , vừa phải đến đau rát bỏng liên tục , suy nhược ;đau trầm trọng hơn khi chạm nhẹ , cử động , lo âu và thay đổi nhiệt độ . Kiểu đau không ngớt này rất dữ dội đến mức có thể hủy hoại hoàn toàn đến cuộc sống của bệnh nhân , dẫn tới suy nghĩ tự sát . Để tránh những hậu quả tai hại và giới hạn bệnh trong một bệnh lý lành tính , các bác sĩ lâm sàng phải dùng tất cả các nỗ lực để điều trị có thể cho bệnh nhân bị nhiễm herpes zoster hạch gối.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…