BỆNH ĐIỀU TRỊ

Điều trị và phục hồi chức năng cho người bị rách chóp xoay

Rách chóp xoay là một bệnh lý thường gặp, gây đau, yếu cơ và giảm vận động vai, tay trong hoạt động hay sinh hoạt hàng ngày như chải đầu, mặc áo, rửa mặt, bưng vật… Việc điều trị và tập vật lý trị liệu rách chóp xoay sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Các phương pháp điều trị rách chóp xoay

Nếu bạn bị rách chóp xoay không được điều trị, tổn thương sẽ ngày càng nặng hơn, vết rách chóp xoay sẽ lớn hơn theo thời gian. Do đó điều trị sớm rất quan trọng để ngăn chặn mọi việc trở nên xấu hơn và bệnh nhân hồi phục nhanh hơn

Mục tiêu điều trị là giảm đau và phục hồi chức năng khớp vai. Có nhiều phương pháp điều trị rách chóp xoay tuỳ thuộc vào kiểu rách, mức độ rách, tuổi tác, tình trạng hoạt động và sức khỏe của bệnh nhân.

1. Điều trị bảo tồn không phẫu thuật

Thường sử dụng cho bệnh nhân bị rách một phần (rách không hoàn toàn) bó xoay, giúp giảm đau và cải thiện chức năng của khớp vai.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: bệnh nhân nên nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động đặc biệt các động tác giơ tay cao quá đầu
  • Đeo đai hỗ trợ: vận động khớp vai một thời gian khoảng 2-3 tuần
  • Thay đổi công việc: tránh các công việc sử dụng nhiều vai tay gây đau cho khớp vai.
  • Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid đường uống: giúp giảm đau, giảm sưng khớp vai.
  • Vật lý trị liệu: Các phương thức điều trị vật lý trị liệu giúp giảm đau, giảm sưng nề, giảm co thắt cơ, tăng cường tuần hoàn nuôi dưỡng, đẩy nhanh tiến trình phục hồi cơ bị tổn thương.

2. Điều trị phẫu thuật

Nếu bệnh nhân rách đứt hoàn toàn cơ chóp xoay hay đau kéo dài và không đáp ứng với các phương pháp điều trị không phẫu thuật thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phẫu thuật.

Các chỉ định phẫu thuật thường gặp bao gồm:

  • Đau kéo dài trên 6 tháng và không đáp ứng với các phương thức điều trị bảo tồn
  • Yếu cơ và giảm chức năng khớp vai nhiều
  • Rách chóp xoay kích thước lớn hơn 3cm
  • Rách chóp xoay do chấn thương cấp tính

Phẫu thuật nhằm mục đích khâu đính lại gân cơ chóp xoay vào chỗ bám ở đầu trên xương cánh tay. Có nhiều phương pháp khâu chóp xoay khác nhau mà bác sĩ sẽ lựa chọn áp dụng cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật khâu phục hồi rách chóp xoay

Sau mổ, bệnh nhân cần phải đeo đai bất động khớp vai trong vài tuần, sau đó sẽ bỏ đai để tập vận động khớp. Chế độ tập tùy thuộc vào mức độ tổn thương thấy được trong lúc mổ. Thông thường phải mất vài tuần đến vài tháng để bệnh nhân có thể hết đau và hồi phục hoàn toàn chức năng của khớp vai.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật rách chóp xoay được chia làm 6 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: 1-4 tuần sau phẩu thuật
  • Giai đoạn 2: 4 -8 tuần sau phẫu thuật
  • Giai đoạn 3: 8-13 tuần sau phẫu thuật
  • Giai đoạn 4: 13-16 tuần sau phẫu thuật
  • Giai đoạn 5: 16-22 tuần sau phẫu thuật
  • Giai đoạn 6: Từ 22 tuần trở đi

GIAI ĐOẠN 1: 1-4 tuần sau phẫu thuật

Mục tiêu:

  • Duy trì sự toàn vẹn vết mổ, bảo vệ vị trí phẫu thuật
  • Tăng tầm vận động cũng như sự chịu đựng của khớp vai (nhưng chưa tăng hết tầm vận động)
  • Giảm đau, giảm viêm
  • Giảm co cứng vùng cổ vai
  • Duy trì tầm vận động bình thường của cổ tay, khuỷu tay

Tiên lượng khiếm khuyết và giới hạn chức năng:

  • Tầm vận động bị giới hạn do đâu
  • Giảm sức mạnh cơ do giảm vận động
  • Đau do phẫu thuật
  • Vận động thụ động khớp vai bị hạn chế đầu tầm độ do co thắt cơ
  • Chi trên bất động phụ thuộc vào đai đeo hoặc nẹp

Can thiệp phục hồi chức năng:

  • Điện trị liệu giảm sưng đau: hồng ngoại, điện xung, sóng ngắn…
  • Lạnh trị liệu: đắp đá vùng đau ngày hai lần, mỗi lần 10-15 phút
  • Bài tập vận động thụ động: bài tập quả lắc
  • Bài tập vận động chủ động: gập duỗi khớp khuỷu
  • Bài tập mạnh cơ ở khớp bàn- các ngón tay: bóp bóng
  • Bài tập di động xương bả vai trong vị thế đứng
  • Bài tập vận động chủ động cột sống cổ, xoa bóp mô mềm quanh vùng cột sống cổ

Chú ý:

  • Không vận động chủ động khớp vai bên mổ trước 4 tuần (đối với rách nhỏ ), 6 tuần (đối với rách vừa), 8 tuần (đối với rách lớn), 12 tuần (đối với rách lớn hơn)
  • Mang đai treo tay từ 1 đến 3 tuần (đối với rách nhỏ ), từ 3 đến 6 tuần (đối với rách vừa), từ 6- 8 tuần (đối với rách lớn)
  • Sử dụng nẹp chức năng vùng vai đau ( dang từ 20 đến 40 độ)
  • Vận động thụ động khớp vai không đau: 140 độ gập vai, 40 độ xoay ngoài, 60-80 độ dang ( không xoay khớp vai), xoay trong trong mặt phẳng xương bả vai không đau.

GIAI ĐOẠN 2: từ 5- 8 tuần sau phẫu thuật

Mục tiêu:

  • Cải thiện tầm vận động thụ động (vận động thụ động gập-dang vai từ 150-180 độ, xoay ngoài 70 độ, xoay trong 55 độ)
  • Vận động chủ động có trợ giúp hướng lên đến điểm cao nhất của cánh tay
  • Vết thương lành tốt, cải thiện giảm kết dính mô sẹo, giảm đau đến mức tối thiểu
  • Cải thiện giấc ngủ và các tư thế khi ngủ

Tiên lượng khiếm khuyết và giới hạn chức năng:

  • Giới hạn tầm vận động khớp vai
  • Giảm sức mạnh cơ

Can thiệp Phục hồi chức năng:

  • Tiếp tục các bài tập như ở giai đoạn 1
  • Bắt đầu các bài tập vận động chủ động có trợ giúp các động tác gập, dang, xoay ngoài và xoay trong (khi nằm ngửa) lúc 6 tuần để tiến tới có thể tập các bài tập vận động chủ động các tầm độ trên.
  • Không tập mạnh, đề kháng cơ vùng vai trước 12 tuần.
  • Các bài tập gồng cơ cho chi trên bên đau (các bài tập cảm thụ bản thể thần kinh cơ PNF)
  • Di động mô mềm vùng vai đau, giảm kết dính sẹo vùng vết mổ
  • Bài tập sức bền tổng quát cho hệ tim mạch

Chú ý:

Nếu tăng đau, sưng rõ rệt trong quá trình tập luyện phải được lập tức ngưng các bài tập lại hay giảm cường độ tập


GIAI ĐOẠN 3: từ 8-13 tuần sau phẫu thuật

Mục tiêu:

Đạt được hết tầm vận động, sức mạnh cơ khớp vai đạt được bậc 3

  • Kiểm soát được cơn đau, đau giảm ở mức tối thiểu
  • Tăng các bài tập để bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà
  • Có thể thực hiện được các hoạt động tự chăm sóc bản thân bằng cách sử dụng được tay đau

Tiên lượng khiếm khuyết và giới hạn chức năng:

  • Giới hạn vận động chủ động khi sinh hoạt hàng ngày
  • Hạn chế sức bền khi sử dụng bằng chi trên, nhanh mỏi, đau vùng vai
  • Giới hạn tầm với của tay

Can thiệp phục hồi chức năng:

  • Tiếp tục các bài tập ở giai đoạn 1 và 2, nếu cần
  • Thực hiện các bài tập vận động chủ động đến hết tầm, chuẩn bị cho các bài tập có sức cản ( gập vai, dang vai trong mặt phẳng xương bả vai sau 12 tuần )
  • Kéo giãn thụ động khớp vai (xoay trong, xoay ngoài khớp vai)
  • Các bài tập làm mạnh nhóm cơ đai vai ( nằm sấp, chống đẩy vào tường,..)
  • Các bài tập cảm thụ bản thể thần kinh cơ ổn định nhịp nhàng khớp vai, đai vai
  • Di động khớp cùng vai đòn

GIAI ĐOẠN 4: 13-16 tuần sau phẫu thuật

Mục tiêu:

  • Tăng vận động đến hết tầm vận động
  • Đau được kiểm soát và quản lý được cơn đau, không tăng đau vào ban đêm
  • Tăng sức bền, chức năng chi trên được cải thiện

Tiên lượng khiếm khuyết và giới hạn chức năng:

  • Hạn chế sức bền của cơ nhóm xoay khi vận động vai tay trong tư thế đưa tay qua đầu
  • Đau khi các hoạt động liên quan đến vai phẫu thuật kéo dài
  • Hạn chế sức mạnh của cơ chóp xoay

Can thiệp phục hồi chức năng:

  • Các bài tập ở giai đoạn 3 được tiếp tục và tăng tiến cho thích hợp với từng bệnh nhân
  • Các bài tập kéo giãn tăng tầm vận động khớp vai, kéo dãn bao khớp
  • Các bài tập đề kháng cử động của đai vai, khớp vai tăng tiến dần ( bằng sử dụng tạ, dây thun, đề kháng bằng tay kỹ thuật viên..)
  • Các bài tập chủ động chuỗi đóng
  • Các mẫu cử động mô phỏng làm việc và thể thao
  • Kéo giãn và di động cột sống ngực khi cần thiết (có co thắt các nhóm cơ cổ vai bên đau).

GIAI ĐOẠN 5: 17-21 tuần sau phẫu thuật

Mục tiêu:

  • Cải thiện sự kiểm soát thần kinh cơ
  • Trở lại làm việc với các hoạt động chức năng bình thường
  • Bắt đầu quay trở lại với các hoạt động thể thao như trước

Tiên lượng khiếm khuyết và giảm chức năng:

  • Hạn chế sức mạnh và sức bền của nhóm cơ chóp xoay
  • Có cơn đau khi đưa tay qua đầu

Can thiệp Phục hồi chức năng:

  • Các bài tập ở giai đoạn 4 được tiếp tục
  • Các bài tập di động khớp ( cột sống cổ, cột sống ngực, khớp cùng vai đòn)
  • Các bài tập mạnh có đề kháng vùng đai vai, khớp vai được tăng tiến hơn nữa ( với tạ, dây thun, đề kháng bằng tay kỹ thuật viên …)
  • Bắt đầu chương trình tập luyện thể thao, dần trở lại công việc theo khuyến cáo bởi phẫu thuật viên

Chú ý:

  • Trở lại với các hoạt động thể chất có thể từ 8-12 tuần sau phẫu thuật và phụ thuộc vào môn thể thao, kích thước vết rách, tiến trình liền thương, sự tiên lượng của bác sĩ phẫu thuật

GIAI ĐOẠN 6: 22 tuần trở lên

Mục tiêu:

  • Trở lại các hoạt động bình thường, làm việc bình thường
  • Duy trì hết tầm vận động
  • Tiếp tục tăng sức mạnh và sức bền ở đai vai, khớp vai
  • Các hoạt động thể thao trở lại bình thường từ giữa 6 đến 12 tháng

Lưu ý các dấu hiệu báo động:

  • Mất vận động (đặc biệt là xoay trong khớp vai)
  • Mất sức cơ từ từ (đặc biệt là động tác dang vai)
  • Đau nhiều không giảm (đặc biệt đau liên tục vào ban đêm)

Xử lý:

  • Bệnh nhân cần quay lại chế độ tập luyện nhẹ nhàng trước đó
  • Dùng các thuốc kháng viêm giảm đau
  • Phẫu thuật lại

Cách điều trị rách chóp xoay hiệu quả cao

Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân

Mục tiêu điều trị bao gồm:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, sưng, viêm, tê bì, khó chịu cho người bệnh
  • Làm lành tổn thương, tái tạo mô tế bào mới
  • Cấu trúc cơ xương khớp tại vai hồi phục, hết xơ, hết cứng, hết lắng đọng canxi…
  • Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏiphương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Tại sao bạn nên điều trị rách chóp xoay tại Phòng Khám HTC

  • Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Chi phí thấp: Chỉ từ 350.000đ/buổi
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

 

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

1 tuần ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

1 tuần ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

1 tuần ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

1 tuần ago