BỆNH ĐIỀU TRỊ

Điều trị và phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh

Nghiên cứu cho thấy cứ 1.000 trẻ lại có 1 trẻ bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh. Bệnh này không làm cho trẻ đau đớn nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng khi trẻ lớn lên như mất cân bằng trầm trọng, việc đứng và đi lại gặp nhiều khó khăn.

Bàn chân khoèo bẩm sinh là gì?

Bàn chân khoèo là một dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai. Bao gồm phần trước bàn chân nghiêng, xoay trong và bị kéo xuống dưới; phần gót chân bị kéo vào trong, một số cơ và dây chằng bị ngắn lại và co rút.

Dị tật này thường xảy ra ở 2 bên, nếu xảy ra 1 bên thường thấy bên trái nhiều hơn bên phải.

Điều trị dứt điểm bệnh lý bàn chân khoèo ở trẻ là 1 việc vô cùng khó khăn, tuy nhiên nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì khả năng phục hồi chức năng cho trẻ rất cao.

Nguyên nhân gây dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh

Hiện tại, nguyên nhân chính gây dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ chưa được xác định rõ. Có thể do:

  • Bất thường về gen: Nếu gia đình có 1 con bị bàn chân khoèo thì khả năng sinh con tiếp theo bị chân khoèo vào khoảng 3-4%. Trường hợp bố và/hoặc mẹ bị bàn chân khoèo thì khả năng sinh ra con bị chân khoèo cũng rất cao.
  • Tư thế bàn chân của bào thai bất thường.
  • Đột biến nhiễm sắc thể: Trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh (bàn chân khoèo, bàn tay khoèo, cứng khớp gối, cứng khớp khuỷu, cứng khớp vai, trật khớp háng…).
  • Bất thường về cấu trúc xương bàn chân bẩm sinh.
  • Bất thường về thần kinh chi phối bàn chân.
  • Trẻ bị thiểu dưỡng khí hoặc thiếu nước ối khi người mẹ mang thai.
  • Yếu tố môi trường như khói thuốc lá, bụi công nghiệp, nhiễm trùng, mắc bệnh viêm nhiễm siêu vi trùng trong quá trình người mẹ mang thai cũng có thể khiến trẻ bị dị tật.

Triệu chứng dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh

Các dấu hiệu phát hiện trẻ bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh bao gồm:

  • Khép và nghiêng trong phần trước, giữa bàn chân.
  • Bàn chân ở tư thế thuổng (Gập lòng bàn chân).
  • Mép ngoài bàn chân cong.
  • Nếp lằn da sau gót bàn chân rõ.
  • Nếp lằn da phần giữa bàn chân rõ.
  • Khoảng giữa mắt cá trong và xương ghe không sờ thấy.
  • Ngắn ngón chân cái.
  • Cơ cẳng chân có thể bị teo hoặc liệt.
  • Dùng tay không thể đưa bàn chân về vị trí trung gian.
  • Các dị tật khác có thể kèm theo như trật khớp háng, cứng khớp gối, trật khớp xương bánh chè, cứng khớp khuỷu, bàn tay khoèo.

Cách chữa bàn chân khoèo bẩm sinh

1. Nguyên tắc điều trị

  • Can thiệp sớm ngay sau khi sinh.
  • Can thiệp phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh toàn diện: bó bột chỉnh hình, bài tập kéo dãn, nẹp chỉnh hình.
  • Khám lại thường quy 6 tháng/lần sau khi kết thúc bó bột để đánh giá tiến triển.

2. Mục tiêu can thiệp sớm

  • Nắn chỉnh dần dần biến dạng bàn chân (xoay và nghiêng trong bàn chân) về trung gian.
  • Kéo giãn các cơ, dây chằng bị co rút.
  • Duy trì bàn chân tư thế trung gian sau bó bột.
  • Cải thiện dáng đi đúng về sau.

3. Các kỹ thuật phục hồi chức năng

3.1 Bó bột chỉnh hình theo phương pháp Ponseti

Điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh theo phương pháp Ponseti là một cuộc cách mạng về kỹ thuật bó bột chỉnh hình nắn sửa các biến dạng vùng bàn, cổ chân mà tâm điểm là thay đổi trục xương sên và kéo dãn các dây chằng quanh xương sên.

Chỉ định: trẻ có bàn chân khoèo bẩm sinh < 12 tháng.

  • Trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh hai bên.
  • Trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh một bên.
  • Trẻ bàn chân khoèo có bị cứng đa khớp, trật khớp háng…

Chống chỉ định:

  • Trẻ bị thoát vị tủy lớn (có túi thoát vị )
  • Trẻ bị giòn xương bẩm sinh (người thủy tinh )

Kỹ thuật bó bột Ponseti được tiến hành theo các bước:

  • Nghiêng và xoay trong ngoài bàn chân tối đa.
  • Dần chỉnh mũi bàn chân xoay ngoài.
  • Dần nâng lòng bàn chân gấp mặt mu.
  • Chuyển lòng bàn chân nghiêng ngoài với cạnh ngoài bàn chân cao hơn cạnh trong

3.2 Phương pháp dùng băng hoặc buộc dây

  • Đặt trẻ nằm ngửa, gập gối.
  • Quấn vải đệm lót quanh bàn chân, gối và đùi.
  • Quấn băng dính phủ lên trên đệm lót từ mép ngoài bàn chân, lên mu bàn chân, xuống lòng bàn chân, qua gối sang phía bên kia (mặt trong đùi, cẳng chân).
  • Quấn băng dính lần 2 quanh cẳng chân để giữ băng dính lần 1.

3.3 Nẹp chỉnh hình

  • Nẹp dưới gối bằng Polypropylen và giày hoặc dép bên ngoài: được chỉ định ngay sau khi tháo bột.
  • Kiểm tra nẹp định kỳ 2 tháng/lần.
  • Theo dõi và đánh giá thường quy cho đến 3 tuổi.

3.4 Vận động trị liệu

Bài tập 1: Xoa bóp vùng ngón chân, mu bàn chân (cơ gấp mu các ngón chân) và phía dưới cẳng chân ( cơ sinh đôi, cơ dép).

Bài tập 2: Bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân-bàn chân: Làm theo thứ tự từ sau bàn chân đến trước bàn chân và khớp cổ chân.

Theo dõi và tái khám

  • Khi bó bột: Nếu trẻ khóc, tím tái thì ngừng bó bột.
  • Theo dõi sau bó bột tại nhà: Nếu các ngón chân sưng, tím, đau, cần tháo bột ngay tránh hoại tử.
  • Theo dõi tai biến loét da do đè ép do bột hoặc do nẹp quá chặt hoặc có chỗ sắc cọ vào da trẻ
  • Thời gian bó bột:1 – 2 tuần/đợt, khoảng 4 – 6 đợt
  • Đeo nẹp 1-3 năm tùy mức độ bệnh và kiểm tra để làm lại nẹp khi quan sát trẻ đi nẹp bị chật hoặc có vấn đề (loét, khó đi lại…). Nẹp thường cần được đánh giá và làm lại sau 3 – 6 tháng tùy từng trẻ. Trẻ càng nhỏ, càng cần được kiểm tra nhiều lần hơn.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

1 ngày ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago