Vai là một trong những bộ phận hoạt động nhiều nhất trong cơ thể. Các khớp vai có cấu tạo gồm khớp ổ chảo và khớp cùng vai đòn. Đau xương bả vai là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân, có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Vậy cụ thể đau khớp bả vai là dấu hiệu của bệnh gì và phương pháp điều trị, phòng ngừa như thế nào
Đau khớp bả vai có thể do nhiều nguyên nhân như hoạt động sai tư thế, làm việc nặng kéo dài hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này sẽ giúp cải thiện cơn đau hiệu quả.
Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất của cơ thể là khớp vai do phải hoạt động nhiều. Khi bị thoái hóa, người bệnh sẽ có cảm giác đau khi cử động bởi xương dưới sụn bị xơ hóa, tạo gai xương và hốc xương. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cứng khớp, hạn chế vận động.
Đây là tình trạng phần khớp vai bị tổn thương, dẫn đến đau khi cử động. Nếu chỉ bị viêm khớp vai nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy đau với tần suất thưa và mức độ ít. Nếu tình trạng viêm nặng, cơn đau có thể lan xuống vùng khác của tay như cánh tay, bàn tay.
Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp quanh vai điển hình là:
Do nghề nghiệp: những nghề thường xuyên phải sử dụng đến đôi tay với lực lớn như người làm việc với máy móc gây rung xóc khớp vai, người làm công việc phải giơ tay cao,…
Tuổi tác: những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Vận động không đúng cách: đặc biệt là những vận động viên thể dục thể thao.
Lạm dụng thuốc: nguy cơ mắc đau khớp vai cao hơn nếu lạm dụng thuốc kháng lao, thuốc ngủ.
Đây là chấn thương rất thường gặp. Có thể nhìn thấy tình trạng trật khớp vai bằng mắt thường bởi khớp sẽ xoay ra ngoài từ 30 – 40 độ. Nếu bị trật khớp, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi vận động hoặc không thể vận động khớp vai.
Đây là bệnh lý chiếm khoảng 2% trong số các bệnh lý, tổn thương ở vai và thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý về tim sẽ có nguy cơ cứng khớp vai cao hơn người bình thường khác.
Ngoài ra, chấn thương cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp vai phổ biến. Chấn thương khớp vai thường gặp ở những vận động viên thể thao như bơi lội, cử tạ,…
Thuốc giảm đau không kê đơn là biện pháp thường được nghĩ đến và sử dụng đầu tiên đối với các trường hợp đau xương bả vai. Thuốc giảm đau mang lại tác dụng nhanh, khiến người dùng cảm thấy dễ chịu, đỡ đau nhức hơn.
Bên cạnh thuốc uống, người bệnh có thể dán thêm cao vào vị trí đau để cải thiện triệu chứng nhanh hơn.
Tùy vào nguyên nhân gây đau nhức, người bệnh sẽ lựa chọn tiến hành chườm nóng hay chườm lạnh.
– Chườm nóng:
Chườm nóng được thực hiện đối với những trường hợp viêm xương khớp mãn tính, đau cổ vai gáy do chấn thương sau 48 giờ. Chườm nóng giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm căng tức, điều hòa thần kinh cảm giác. Từ đó giúp người bệnh vượt qua cơn đau nhẹ nhàng hơn.
Cách chườm nóng phổ biến hiện nay là sử dụng sản phẩm tích nhiệt như tấm sưởi điện, túi chườm nhiệt, sáp parafil… để áp vào vùng bị đau. Chườm khoảng 20-30 phút để đạt kết quả tốt.
– Chườm lạnh:
Gần như trái ngược với chườm nóng, chườm lạnh áp dụng cho các trường hợp đau xương khớp do viêm xương khớp cấp tính, vận động quá mức hoặc vận động sai tư thế. Hơi lạnh sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau, hạn chế sưng tấy và phù nề.
Thực hiện chườm lạnh: Người bệnh có thể sử dụng túi chườm lạnh, đá lạnh bọc trong khăn hoặc sử dụng trực tiếp khăn bông đã được ướp đá. Mỗi lần chườm tối đa 30 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần.
Massage và xoa bóp nhẹ nhàng khu vực bị đau giúp giãn cơ, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức. Người bệnh có thể cần đến sự trợ giúp của kỹ thuật viên massage hoặc người nhà để thực hiện xoa bóp.
Trong lúc làm, có thể ngồi hoặc nằm, thả lỏng toàn bộ cơ thể cũng như phần cổ vai gáy. Nên kết hợp thêm cao hoặc dầu nóng để tăng hiệu quả xoa bóp.
Các bài tập khu vực bả vai có tác dụng tăng độ linh hoạt và dẻo dai cho khớp vai, giãn cơ, đồng thời giảm cảm giác đau nhức. Dưới đây là các bài tập được gợi ý bởi các chuyên gia trị liệu:
Bài tập gập – duỗi vai:
– Bài tập xoay trong ngoài:
– Bài tập kéo dãn cơ khớp vai:
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập trên để bổ trợ cho các phương pháp điều trị khác, đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Nguyên nhân đau bả vai nếu được xác định có liên quan đến các bệnh lý nào khác thì bệnh nhân sẽ được điều trị tập trung vào khắc phục vấn đó. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định là:
Khi các bệnh lý gây đau nhức bả vai được điều trị triệt để thì cấu trúc xương khớp sẽ tự động được điều chỉnh, dây thần kinh không còn bị chèn ép. Nhờ đó hiện tượng đau nhức sẽ thuyên giảm và dần biến mất.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…