Đau xương bả vai là triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt dễ mắc ở những người làm các công việc như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết đau xương bả vai là bệnh gì.
Đau xương vai là hiện tượng đau do rối loạn hệ thống thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể đau 1 hoặc 2 bên bả vai, đau cố định hoặc lan sang cổ, gáy, cánh tay.
Một số trường hợp có thể kèm theo cảm giác tê mỏi ở vùng vai bị đau, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững… Đây không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng những cơn đau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống, vận động cũng như sinh hoạt của họ.
Nằm ngủ hay lao động với tư thế không phù hợp như: gối đầu cao, nằm nghiêng 1 bên, nằm co quắp; ngồi làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ nhưng không vận động thư giãn… có thể khiến cho các cơ vùng cổ vai gáy bị căng cứng, máu lưu thông kém. Ở những người trung niên và cao tuổi, hệ mạch máu và xương khớp dần bị lão hóa càng dễ mắc phải triệu chứng này.
Loãng xương do thiếu canxi có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp. Đặc biệt, phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở đi, nội tiết tố nữ bị suy giảm khiến hệ xương khớp suy yếu, nguy cơ loãng xương cao gây tình trạng đau xương bả vai.
Một số dấu hiệu đau bả vai do loãng xương là: đau nhức nhối tập trung ở vùng bả vai, có thể lan ra vùng gáy gây đau nửa đầu hoặc kèm theo tê mỏi cánh tay, lực tay yếu, khó cầm nắm vật nặng, chuột rút…
Những người từng bị chấn thương ở vùng bả vai do va đập, té ngã, gãy xương trong quá trình lao động, thể thao và sinh hoạt hằng ngày cũng có thể bị đau tái phát sau khi lành bệnh. Nguyên nhân là do bệnh nhân không chú ý giữ gìn và chăm sóc cơ thể, làm việc quá sức, khuân vác vật nặng, ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến xương bả vai bị suy yếu sớm và gây đau nhức.
Đau nhức ở xương bả vai có thể liên quan đến tổn thương ở cột sống cổ. Điển hình như thoát vị đĩa đệm, trượt đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh… Tổn thương đốt sống cổ ở lỗ tiếp hợp sẽ chèn ép dây thần kinh tủy sống và kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh này là gáy, bả vai, cánh tay.
Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp thường gặp như: viêm khớp, viêm xương, ung thư xương, lao xương,… cũng gây đau bả vai.
Hầu hết trường hợp đau xương bả vai đều không quá nghiêm trọng, đặc biệt nếu nguyên nhân là do té ngã hoặc phải khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu không thể xác định vì đâu mình cảm thấy đau nhức ở khu vực bả vai, bạn nên mau chóng tìm gặp bác sĩ.
Tùy vào nguyên nhân gây đau xương bả vai mà bạn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu nguyên nhân là đau nhức do căng cơ hay chấn thương, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau nhức bả vai, khắc phục đơn giản tại nhà, chẳng hạn như:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…