Nếu bạn đã từng trải qua một cơn đau lưng cấp tính hay một đợt đau thoát vị đĩa đệm cấp thì chắc chắn bạn không bao giờ muốn lặp lại nó một lần nào nữa trong đời.
Thật vậy, với những người chưa bị, bạn nên cảm ơn vì điều đó, những cơn đau khủng khiếp, muốn chết đi sống lại, đi đau, ngồi đau, nằm cũng đau.
Chắc hẳn khi đang nằm quằn quại vì những cơn đau này, đa phần chúng ta nghĩ rằng, cú ngã hôm qua, tư thế vặn mình hôm trước chính là nguồn cơn của một tai họa khủng khiếp mang tên thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa…
Tuy nhiên, cơn đau đó chỉ là bề nổi lên nhất thời của tằng băng chìm, của những vấn đề đã âm thầm diễn ra trong cơ thể bạn từ khá lâu. Thật vậy, những ngày sau đi khám hay chụp cộng hưởng từ (MRI) bạn sẽ được xác nhận là đĩa đệm hay cột sống của mình đã có vấn đề từ khá lâu. Cơn đau này phần lớn đến từ vấn đề co cơ cấp hoặc viêm cấp.
Khi bị đau lưng cấp tính việc bạn cần làm lúc này là gì?
Nếu bạn gặp phải vấn đề đau lưng cấp tính hãy lưu ý một số việc cần làm sau:
- Nằm bất động, hạn chế vận động càng nhiều càng tốt. Tạm dừng các hoạt động thể chất đang làm, có thể là cả công việc của mình.
- Chườm lạnh vào vị trí bị đau (tránh trực tiếp lên cột sống). Chườm lạnh ngay trong 72 giờ đầu tiên sẽ giúp làm giảm phù nề, sưng, viêm. Tuyệt đối không chườm ấm, bôi dầu cao nóng (làm tăng lưu lượng máu, gây viêm sưng nặng hơn).
- Nằm đệm cứng, có thể quấn một chiếc khăn tắm nhỏ kê dưới cổ hoặc lưng tùy vị trí đau.
- Tránh sử dụng các chất kích thích (trà, café, rượu bia) và hạn chế nạp quá nhiều lượng đạm.
- Thăm khám sớm nếu không thấy dấu hiệu thuyên giảm, tránh thăm khám bó nắn các thầy lang không tin tưởng. Ưu tiên tại các cơ sở thăm khám chính thống, có chụp chiếu, chẩn đoán hình ảnh.
Việc cần tránh sau cơn đau lưng cấp tính
Chúc mừng bạn đã trải qua cơn đau lưng cấp tính hành hạ. Từ giờ hãy ý thức rằng vấn đề của mình vẫn ở đó, vẫn đồng hành cùng bạn trong các bữa ăn, giấc ngủ. Và bạn cố gắng tránh xa các “Cơn đau lưng cấp tính” này càng lâu càng tốt. Trong đó các dấu hiệu của cơn đau lưng cấp tính có thể quay lại gồm:
- Căng tức cơ: các nhóm cơ vùng lưng, đùi sau hay cổ vai có thể khá nhạy cảm và dễ bị căng tức hơn bình thường. Lưu ý đến chúng, nếu có biểu hiện căng cứng hãy dừng mọi hoạt động thể chất lại, từ từ giãn cơ bằng các bài tập hoặc động tác đơn giản (có thể dùng con lăn giãn cơ mềm)
- Sau một buổi làm việc nặng hoặc tập luyện thể thao gắng sức: Với nền bệnh lý sẵn có, việc làm việc nặng hay chơi thể thao gắng sức có thể là nền tảng cho cơn đau lưng cấp tính quay lại. Hay lưu ý khởi động, giãn cơ trước và sau khi tập luyện. Có thể chườm đá ngay vào mỗi cuối buổi hoặc cuối ngày.
- Các động tác vận động đột ngột: cần tránh các động tác vận động đột ngột khi hệ cơ, hệ vận động chưa sẵn sàng, luôn ý thức rằng mình đang có vấn đề và cần phải giữ gìn cẩn thận
- Thay đổi thời tiết bất thường: viêc thay đổi thời tiết bất thường, đặc biệt khi trời chuyển lạnh hoặc mưa phùn có thể kéo những cơn đau lưng này quay lại. Việc giữ ấm cơ thể, chuẩn bị trước cho những thay đổi thời tiết là việc cần làm để tránh đưa bản thân vào tình thế bị động.
- Không chủ quan với các cơn đau thoáng qua: với một số người, các cơn đau nhỏ, thoảng qua chính là một tín hiệu thông báo của cơ thể trước những đợt đau dữ dội, vì vậy bạn không nên bỏ qua các tín hiệu nhỏ này.
Việc cần làm giúp điều trị cơn đau
Việc ý thức tình trạng bệnh lý của mình đã là một bước tiến lớn trong việc phòng bệnh và tránh “Cơn đau lưng cấp tính quay lại”. Bên cạnh đó chúng ta còn có thể thực hiện những điều sau hàng ngày:
- Tập luyện bộ môn thể thao, thể dục phù hợp: sẽ khó để nói bộ môn nào thích hợp hay cường độ nào sẽ là thích hợp nói chung. Với mỗi cá nhân việc tìm ra bộ môn thể thao, thể dục yêu thích là cần thiết cũng như tìm ra cường độ phù hợp với bản thân mình. Hãy duy trì nó như một thói quen.
- Căng giãn cơ: việc khởi động hay căng giãn cơ là rất cần thiết trước và sau khi tập. Kể cả khi bạn không tham gia chơi thể thao thì việc tìm ra bài tập giãn cơ phù hợp (đặc biệt là cơ lưng, cơ đùi sau, cơ cổ vai) là một việc hết sức nên làm. Điều đó sẽ giúp bạn có một hệ cơ dẻo dai, thích nghi tốt với những thay đổi của cơ thể.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt tích cực: Việc duy trì chế độ ăn uống hoặc tư tưởng tích cực vẫn luôn là liều thuốc bổ cho mọi bệnh lý. Tuy luôn ý thức về bệnh lý này nhưng cũng không có nghĩa là bạn không có quyền lạc quan. Đã có rất nhiều bệnh nhân duy trì và sống chung cùng thoát vị đĩa đệm. Mấu chốt của họ là hạn chế gặp lại những “Cơn đau lưng cấp tính”.
- Thăm khám định kỳ: thường xuyên kiểm tra, cập nhật tình hình bệnh lý của mình. Theo dõi những diễn biến mới nếu có để kịp thời thích ứng và điều chỉnh
Chúc bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, tích cực và nhất là tránh xa những “Cơn đau lưng cấp tính”.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Chữa trị các cơn đau lưng cấp tính hiệu quả, an toàn tại phòng khám xương khớp HTC
Phòng khám Xương Khớp HTC (số 10 Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tự hào mang đến các giải pháp tiên tiến điều trị bệnh lý cơ xương khớp mà không sử dụng thuốc, không tiêm và hạn chế phẫu thuật. Nếu gặp các cơn đau lưng cấp tính hay những triệu chứng bất thường kể trên, hãy đừng ngại ngần liên lạc tới phòng khám Xương Khớp HTC để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.