Khớp vai

Đau khớp xương bả vai có nguy hiểm không, điều trị như nào?

Đau khớp xương  bả vai có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả và kịp thời.

Đau khớp xương bả vai là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Tình trạng đau nhói ở xương bả vai có thể được xem là hệ quả rối loạn của hệ thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ, phát sinh bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để bác sĩ có thể mau chóng đề xuất hướng điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất có thể.

Nhìn chung, nguyên nhân gây đau xương bả vai có thể được chia thành hai nhóm chính, bao gồm:

1. Căng cơ hoặc chấn thương vật lý tác động trực tiếp lên xương bả vai

Phần lớn trường hợp, hệ quả căng cơ hay chấn thương chủ yếu tác động lên một bên vai. Tùy vào vị trí thương tổn mà bạn có thể bị đau vai trái hoặc đau vai phải.

Một số ví dụ về những yếu tố, thói quen có thể dẫn đến vấn đề trên như:

Căng cơ do ngủ sai tư thế có thể khiến bả vai bị đau
  • Chấn thương vật lý do té ngã hoặc tai nạn.
  • Căng cơ do ngủ sai tư thế.
  • Xương bả vai chịu áp lực nặng do người bệnh thường xuyên khuân vác vật nặng trên vai.

2. Xương bả vai chịu ảnh hưởng từ một tình trạng sức khỏe khác

Đôi khi, dấu hiệu đau nhức tại xương bả vai có nguy cơ cảnh báo về một vấn đề sức khỏe khác, nghiêm trọng hơn so với căng cơ, chẳng hạn như:

Các vấn đề cơ xương khớp

Sức khỏe của xương và khớp không tốt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau xương bả vai. Trong đó, các tình trạng thường gặp là:

  • Thoái hóa xương khớp do tuổi tác
  • Trượt đĩa đệm
  • Viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp vai
  • Sang chấn khớp vai, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp vai, rách gân, giãn dây chằng…
  • Loãng xương
  • Cong vẹo cột sống
  • Hẹp ống sống
  • Đau cơ xơ hóa

Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp cũng là yếu tố nguy cơ cao cho vấn đề đau xương bả vai. Mặc dù đây là tình trạng viêm mãn tính ở các khớp cột sống, nhưng bệnh vẫn có thể gây đau và viêm cho nhiều khu vực xung quanh, bao gồm cả xương bả vai. Những người trong độ tuổi 20 – 40 tuổi sẽ cần đặc biệt lưu ý vấn đề sức khỏe này.

Một số vấn đề sức khỏe khác

Trong một số trường hợp, đau xương bả vai có thể bắt nguồn từ những tình trạng sức khỏe phát sinh ở phổi, ví dụ như:

  • Ung thư phổi
  • Thuyên tắc phổi
  • Vỡ phổi

Ngoài ra, đôi khi cảm giác nhói đau ở vùng xương bả vai còn có khả năng do:

  • Biến chứng sau phẫu thuật
  • Loét dạ dày
  • Viêm tụy
  • Các bệnh về gan và túi mật

Mặt khác, một vài chuyên gia còn tin rằng các vấn đề ở túi mật có thể liên quan đến hiện tượng đau xương bả vai phải. Trong khi đó, viêm tụy có khả năng ảnh hưởng đến vùng bả vai trái.

Các phương pháp điều trị đau khớp xương bả vai

Nếu đau khớp vai nhẹ do các nguyên nhân không phải bệnh lý có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, tránh vận động hoặc xoa bóp mạnh khớp vai. Nếu đau khớp vai do bệnh lý cần điều trị bệnh lý mới có thể khắc phục tình trạng đau vai hiệu quả.

Để hỗ trợ chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau khớp vai, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI).

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Mục tiêu điều trị là giảm đau, chống viêm, duy trì hoạt động bình thường của khớp vai.

Cụ thể:

1. Dùng thuốc

Để giảm đau, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm. Việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ bởi các thuốc này có thể có các tác dụng phụ tới sức khỏe như gây đau dạ dày, thậm chí dùng sai cách có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.

                     Để giảm đau, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm như depomedrol hoặc diprospan

2. Phương pháp vật lý

Các phương pháp điều trị vật lý phổ biến là:

  • Dùng điện xung giảm đau.

  • Dùng nhiệt giảm đau.

  • Kháng viêm bằng sóng ngắn.

  • Ngăn ngừa tình trạng dính cứng khớp vai bằng chiếu sóng siêu âm.

3. Kéo nắn, tập vận động khớp vai

Kéo nắn đặc biệt hiệu quả với viêm khớp vai thể đông cứng. Thông thường, kéo nắn sẽ được tiến hành bởi bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Cần thăm khám cụ thể tình trạng bệnh để có những kỹ thuật kéo nắn phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh có thể tự tập vận động khớp vai bằng các động tác như đưa vai ra trước, ra sau, lên trên,… Có thể tập với các dụng cụ như sợi dây hoặc gậy.

Một số biện pháp cũng giúp cải thiện tình trạng đau khớp vai hiệu quả là châm cứu, thủy châm. Nếu tình trạng bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn, có thể can thiệp bằng phẫu thuật.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị đau khớp xương bả vai hiệu quả cao tại HTC

Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân

Mục tiêu điều trị bao gồm:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, sưng, viêm, tê bì, khó chịu cho người bệnh
  • Làm lành tổn thương, tái tạo mô tế bào mới
  • Cấu trúc cơ xương khớp tại vai hồi phục
  • Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

Tại sao bạn nên điều trị đau khớp xương bả vai tại HTC

  • Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh thuyên giảm chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
  • Chi phí hợp lý ai cũng có thể điều trị được
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

15 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago