Khớp vai

Đau khớp vai và cánh tay và những điều bạn cần biết

Đau khớp vai và cánh tay không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết được đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh hay cách để phòng ngừa bệnh hợp lý hiệu quả.

Đau khớp vai và cánh tay có những triệu chứng nào?

Đau khớp vai lan xuống cánh tay là một bệnh lý về xương khớp. Các khớp xương ở vùng vai là những khớp linh động nhất của cơ cơ thể, giúp chúng ta thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Cũng vì thế, khi bạn mắc phải căn bệnh này bạn sẽ có cảm giác đau nhức chạy dọc suốt từ phần bả vai đến cánh tay gây sự hạn chế vận động và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bạn.

Đau khớp vai khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị suy giảm

Tuỳ thuộc vào yếu tố cơ địa cũng như tình trạng bệnh lý của mỗi người, mà đau nhức bả vai và cánh tay sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số những triệu chứng mà người bệnh thường gặp gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng vai rồi lan xuống phần trên 2 cánh tay.
  • Việc cử động đầu sẽ trở nên khó khăn vì cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và phần vai gáy, bả vai đau nhức khiên bạn hạn chế trong việc vận động.
  • Hai cánh tay có thể có cảm giác tê bì, mất cảm giác, khó cầm nắm đồ vật.
  • Một số trường hợp người bệnh có thể bị hoa mắt chóng mặt, rối loạn chức năng hệ thần kinh, đi không vững.

Nguyên nhân gây đau khớp vai và cánh tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay. Đó là:

1 Vận động sai tư thế

Trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, có thể bạn đã vận động, sử dụng bả vai và cánh tay quá mức. Đôi khi, bạn nằm hoặc ngồi làm việc quá lâu, không đúng tư thế,… Những hành động này có thể gây co cứng các cơ vùng cổ – gáy, khiến máu lưu thông kém, không đủ nuôi dưỡng các cơ, xương và dây thần kinh, dẫn đến tình trạng bả vai và cánh tay bị đau nhức.

Người bị đau nhức bả vai và cánh tay do nguyên nhân này chủ yếu là: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, học sinh, sinh viên, công nhân,…

2 Các bệnh lý về cột sống

Nếu mắc các bệnh lý về cột sống, người bệnh cũng dễ bị đau nhức hai bả vai lan xuống cánh tay. Các bệnh cột sống thường gặp là:

  • Thoái hóa đốt sống cổ và hẹp ống sống: Ở người lớn tuổi, các đĩa đệm của đốt sống cổ bị thoái hóa, bắt đầu phình ra. Các đĩa dần khô và cứng hơn, các đốt sống di chuyển gần nhau hơn, cơ thể hình thành thêm gai xương quanh đĩa để củng cố sức chịu đựng của đĩa đệm đối với các vận động của cột sống. Tuy nhiên, các gai xương này lại gây thu hẹp khoảng trống nơi rễ thần kinh thoát ra, gây chèn ép các rễ thần kinh, dẫn tới triệu chứng đau bả vai lan xuống cánh tay;
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Đĩa đệm có phần nhân dạng gel. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, xơ cứng và vỡ thì nhân đệm thoát ra ngoài, chèn ép vào các dây thần kinh và dẫn đến tình trạng đau lan từ bả vai đi xuống cánh tay. Tình trạng thoát vị đĩa đệm chủ yếu xảy ra khi chúng ta nâng, đẩy vật nặng hoặc khi thực hiện các động tác xoay vặn.

3 Rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép

Tình trạng đau nhức bả vai và cánh tay có thể xảy ra nếu tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép, gây tê liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác. Một số tác nhân gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống là: U tủy cổ, lao, viêm màng nhện tủy cổ,…

                                   Rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép có thể khiến đau nhức hai bả vai

4 Nguyên nhân khác

Triệu chứng đau nhức từ bả vai xuống cánh tay còn có thể do các tổn thương sau:

  • Xương đòn bị gãy: Nếu bị ngã, xương đòn của bạn sẽ bị gãy, gây triệu chứng đau vai và cánh tay. Chấn thương này thường gặp ở người đi xe đạp, bị ngã rơi ra khỏi xe;
  • Gãy xương bả vai: Sự cố này thường do các chấn thương tương đối mạnh, khiến người bệnh đau nhiều;
  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là 1 túi trên khớp, cung cấp đệm cho khớp và cơ bắp. Bao hoạt dịch khi bị viêm sẽ sưng, cứng và đau, gây triệu chứng đau vai và cánh tay;
  • Chấn thương vai hoặc khớp cùng vai đòn: Xương đòn và xương bả vai được kết nối bằng dây chằng. Nếu xảy ra chấn thương ở vai, các dây chằng có thể bị kéo căng và rách, gây đau đớn cho bệnh nhân;
  • Chấn thương vòng bít xoay: Vòng bít xoay gồm 4 gân và cơ bao quanh khớp vai. Khi chơi thể thao, lặp lại 1 động tác trong thời gian dài, vòng bít xoay có thể bị chấn thương, gây đau khi chuyển động vai, thậm chí dẫn tới mất các chuyển động vai mạn tính. Chấn thương này hay gặp ở thợ mộc, vận động viên, họa sĩ,…

Điều trị đau khớp vai và cánh tay

Điều trị nội khoa, được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị rách chóp xoay vai. Để giảm sưng đau và chống viêm, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau không steroid. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau:

  • Chườm lạnh: Đây là biện pháp đơn giản nhưng có tác dụng giảm đau và sưng rất tốt. Bệnh nhân có thể lấy đá bọc vào 1 miếng vải mỏng và chườm lên khu vực bị đau 10- 20 phút.
  • Vật lý trị liệu: Giúp làm tăng sức mạnh của các cơ quanh khớp vai và phục hồi chức năng vận động của khớp. Biện pháp này còn có tác dụng giảm đau cho khớp vai bị tổn thương. Thông thường bệnh nhân phải cần đến 1 tháng luyện tập để phục hồi sức cơ như ban đầu.
  • Tiêm vào khớp vai: việc tiêm trực tiếp thuốc vào vùng khớp vai thường có tác dụng giảm đau hiệu quả, tuy nhiên chỉ điều trị triệu chứng và không thể giúp phục hồi vận động vùng vai nếu đã có tổn thương rách lớn, ảnh hưởng chức năng.

Phẫu thuật rách chóp xoay vai thường được chỉ định khi phương pháp điều trị nội khoa không đạt hiệu quả hoặc bệnh nhân bị rách hoàn toàn chóp xoay vai. Mục đích của phẫu thuật là để làm giảm áp lực và phục hồi chóp xoay vai.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị đau khớp vai và cánh tay hiệu quả cao tại HTC

Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân

Mục tiêu điều trị bao gồm:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, sưng, viêm, tê bì, khó chịu cho người bệnh
  • Làm lành tổn thương, tái tạo mô tế bào mới
  • Cấu trúc cơ xương khớp tại vai hồi phục
  • Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

Tại sao bạn nên điều trị đau khớp vai và cánh tay tại HTC

  • Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh thuyên giảm chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
  • Chi phí hợp lý ai cũng có thể điều trị được
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

15 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago