Trước đây bệnh hầu hết chỉ gặp ở trẻ nhỏ, áp xe thành sau họng đang ngày càng phổ biến hơn ở người lớn. Bệnh có thể là di chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên, chấn thương thành sau họng (ví dụ như đặt nội khí quản khó) hoặc bị vật lạ đâm thủng và một số các nguyên nhân khác nữa. Bệnh thường bị chẩn đoán sai, áp xe thành sau họng có thể đưa đến những biến chứng đe dọa tính mạng và nếu không được điều trị bệnh nhân có thể tử vong.
Khoang sau hầu nằm phía sau họng, giới hạn bởi mặt trước đốt sống ở phía sau, mạc miệng hầu ở phía trước, và bao động mạch cảnh ở hai bên. Kéo dài từ phía nền sọ đi xuống đến trung thất, khoang sau hầu dễ bị nhiễm khuẩn bởi các vi sinh vật hiếu khí như Streptococus, Staphylococus, Haemophilus và các vi sinh vật kỵ khí như Bacteroides. Hiếm gặp hơn, ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể bị nhiễm nấm hoặc Mycobacteria khoang sau hầu.
Đau họng là biểu hiện ban đầu của áp xe thành sau họng
Bệnh nhân bị áp xe thành sau họng biểu hiện ban đầu với đau họng, cổ và nuốt đau và khó. Đau càng ngày càng dữ dội hơn và khu trú hơn khi khối áp xe to lên và chèn ép các cấu trúc bên cạnh. Sốt nhẹ và những triệu chứng mơ hồ bao gồm khó ở và chán ăn diễn ra đến khi tiến triển thành nhiễm trùng huyết với sốt cao, rét run và ớn lạnh. Vào lúc này, tỷ lệ tử vong liên quan đến áp xe thành sau họng tăng lên đáng kể mặc dù được điều trị tích cực bằng kháng sinh thích hợp và phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe.
Bệnh nhân bị áp xe thành sau họng biểu hiện ban đầu với triệu chứng đau không mơ hồ vùng có nhiễm trùng. Lúc này, bệnh nhân thấy đau ở mức trung bình khi nuốt và khi thực hiện một số vận động. Thăm khám thực thể vào thời điểm này thấy có tình trạng sưng thành sau họng. Có thể sốt nhẹ và đổ mồ hôi đêm.
Về mặt lý thuyết, nếu bệnh nhân được dùng steroid, các triệu chứng này có thể giảm nhẹ hoặc tiến triển chậm lại. Khi ổ áp xe to lên, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi nhiều kèm theo sốt, rét run và ớn lạnh. Khi nuốt khó tăng lên, bệnh nhân có thể bị chảy dãi. Có thể có cứng gáy và thở khò khè. Khi nhiễm trùng lan tới trung thất và hệ thần kinh trung ương, tần suất tử vong cũng tăng cao mặc dù điều trị nội khoa tích cực kết hợp điều trị phẫu thuật.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phân biệt với: phù mạch, ăn uống ohair chất có tính ăn mòn, áp xe ngoài màng cứng vùng cổ, áp xe dưới màng cứng vùng cổ, viêm sụn nắp thanh quản, viêm thực quản, dị vật trong thực quản, hầu họng hoặc khí quản, bệnh Kawasaki, viêm trung thất, viêm màng não, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng răng miệng, sốt ở trẻ em, áp xe quanh amidan, viêm họng,viêm xoang, nấm cadida.
Cần nhanh chóng điều trị áp xe để tránh tử vong và tần suất bệnh cho bệnh nhân.
Mục tiêu: điều trị nhiễm trùng với kháng sinh và dẫn lưu ổ áp xe để giảm sự chèn ép các tổ chức lân cận bao gồm cả đường thở.
Cần cân nhắc chẩn đoán áp xe thành sau họng cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện đau họng, sốt, đau cổ, đau và khó nuốt , sưng vùng thành sau họng, cho đến khi đã chứng minh được các biểu hiện đó là do 1 bệnh lý khác và điều trị phù hợp.
.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…