Đầu gối sưng nóng là gì – Nguyên nhân, cách điều trị
Đau khớp là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Không chỉ người cao tuổi mà người trẻ vẫn có thể mắc tình trạng này. Khớp đau và đầu gối sưng nóng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân khiến đầu gối sưng nóng
nguyên nhân chủ yếu khiến đầu gối bị sưng là do một số loại bệnh lý về xương khớp dẫn đến.
Viêm khớp
Viêm khớp gây sưng, viêm ở các khớp có hoạt động nhiều như khớp háng, khớp cổ, khớp cổ tay, đặc biệt là khớp gối. Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất môi trường thay đổi làm cho dịch nhờn bên trong khớp bị cô đặc hơn, khiến mức độ sưng đau khớp gối, nhức mỏi và tê trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn mạn tính thường gặp. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp dễ nhận biết nhất là sưng đầu gối đối xứng, tê cứng, đau nhức. Nếu không tìm cách chữa trị kịp thời, các biến chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận khác trong cơ thể như tim mạch, da, phổi.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Bệnh do một số loại nấm, vi khuẩn, virus trực tiếp thâm nhập vào dịch khớp, gây ra nhiều triệu chứng như sưng đau khớp gối, tấy đỏ và ấm nóng tại nơi khớp viêm, đi kèm với những biểu hiện khác như: sốt cao, tim đập nhanh, chán ăn.
Gout
Gout (hay gút) là tình trạng tăng acid uric trong máu, dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat trong khớp. Theo thời gian, số lượng tinh thể urat tăng lên, cọ xát vào các mô mềm quanh khớp, trong đó có bao hoạt dịch, gây ra những viêm khớp cấp, khiến đầu gối bị sưng, đau, nóng và tê.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chứa đầy chất dịch lỏng (hoạt dịch), nằm ở nơi tiếp giáp giữa các xương, gân, sụn và cơ. Bao hoạt dịch được ví như một chiếc nệm mỏng, có tác dụng làm giảm ma sát khi cơ thể vận động.
Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ làm tăng quá mức lượng chất nhờn trong khớp, khiến cho đầu gối sưng đau, tấy đỏ, cứng khớp trong thời gian dài. Đây là vấn đề thường xuất hiện ở những vận động viên hoặc người lao động chân tay.
Bong gân
Bong gân ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng vận động, di chuyển của cơ thể, đặc biệt là bong gân đầu gối. Khi dây chằng bị căng quá mức hoặc rách, dẫn đến sưng đau khớp gối và hiện tượng bầm tím quanh đầu gối.
Trật khớp gối
Trật khớp gối là chấn thương phổ biến, xảy ra do tai nạn giao thông, té ngã khi chơi thể thao hoặc giãn cơ khi xoay người quá mạnh… gây chấn thương xương bánh chè (xương bánh chè bị đẩy lệch qua so với vị trí ban đầu). Bên cạnh triệu chứng sưng đau đầu gối, người bị trật khớp gối sẽ nghe thấy âm thanh phát ra từ đầu gối khi di chuyển.
Rách sụn khớp (sụn chêm)
Sụn chêm khớp gối giữ vai trò đảm bảo sự vững chắc của khớp gối, phân phối lực điều hoà khớp, giảm xóc cơ thể, điều hoà hoạt dịch bôi trơn… Khi sụn chêm bị rách sẽ gây sưng đầu gối, đau nhức và khó cử động khớp gối.
Tụ máu đầu khớp
Khi các mô mềm quanh khớp gối bị chấn thương, gây chảy máu và tích tụ lại thành một cục máu đông được gọi là tụ máu đầu khớp. Qua một thời gian không được phát hiện và loại bỏ, những tụ máu này có thể dẫn đến sưng và bầm tím đầu gối.
Khối u
Khi đầu gối xuất hiện khối u hoặc khối u di căn (từ vị trí khác) cũng làm sưng đau khớp gối cùng với một loạt các triệu chứng khác như cứng khớp, nóng ran ở đầu gối và phần bắp chân…
Điều trị các triệu chứng đầu gối sưng nóng
Để giảm đau, kháng viêm trong các bệnh lý khớp, thuốc được sử dụng nhiều nhất là thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID). Đối với trường hợp viêm trầm trọng hơn thì bạn sẽ được chỉ định thêm corticosteroid
Thuốc kháng viêm không steroid – NSAID
Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm này gồm nhiều dẫn chất có thành cấu trúc hóa học khác nhau, không có nhân steroid và có chung cơ chế là ức chế các chất trung gian hóa học gây viêm, quan trọng nhất là prostaglandin. Đó chính là điều giúp mang lại tác dụng của NSAID đồng thời giải thích tác dụng phụ của nhóm thuốc này
NSAID được phân loại thành 2 nhóm là:
Ức chế COX không chọn lọc, bao gồm các thuốc NSAID “cổ điển” như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac… Nhóm này ức chế cả men COX-1 và COX-2, trong đó chức năng chính của COX-1 là tổng hợp prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày và kết tập tiểu cầu. Do đó, NSAID ức chế COX không chọn lọc thường gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, loét, thủng dạ dày, tá tràng, ruột non… nên hay được sử dụng phối hợp với PPI (thuốc bảo vệ dạ dày bằng cách ức chế bơm proton)
Ức chế chọn lọc COX-2, nhóm thuốc này ra đời nhằm khắc phục tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của nhóm trên và được xem là lựa chọn an toàn trên đường tiêu hóa
Khả năng gặp phải các tác dụng phụ khi dùng NSAID có thể khác nhau tùy vào hoạt chất, liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Do đó, để hạn chế tác dụng không mong muốn, bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị từ bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu bạn đã hoặc đang mắc bệnh đường tiêu hóa hay tim mạch, bệnh thận… hãy thông báo cho bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn nhóm thuốc NSAIDs phù hợp.
Corticosteroid
Corticosteroid cũng được kê đơn cho nhiều tình trạng viêm nhiễm, kể cả viêm khớp, bệnh viêm ruột, hen suyễn, dị ứng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ khi dùng đường uống, chẳng hạn như tăng cân, thay đổi tâm trạng, bầm tím, nhìn mờ, kích thích dạ dày…
Sử dụng kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như loãng xương, hội chứng Cushing, loét và chảy máu đường tiêu hóa, bệnh tim
Thay đổi lối sống
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng, ngăn ngừa những biến chứng của bệnh thì bạn cũng cần thay đổi lối sống, tăng cường sức mạnh cho hệ cơ xương khớp.
Những cách bạn có thể tham khảo thực hiện gồm:
Tập các bài tập thể dục dưới nước
Giảm cân
Thái cực quyền
Yoga
Chườm nóng và lạnh tại chỗ viêm
Thiền định
Massage
Kích thích thần kinh bằng dòng điện xuyên qua ad
Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh
ỨNG DỤNG BỘ 3 SÓNG TẦN SỐ CAO – ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG ĐẦU GỐI SƯNG NÓNG TẠI HTC
Sóng xung kích Shockwave Tần số cao 6000 – tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, gai xương giúp hết đau nhức, tiêu viêm, tiêu dịch thừa, tan các điểm vôi hóa, tạo colagen kích thích quá trình sửa chữa của hệ cơ xương và dây chằng
Sóng siêu âm: Sử dụng tần số lên tới 3MHz giúp tiêu viêm sâu, tăng tái tạo tế bào mới khỏe mạnh, tăng dinh dưỡng giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp
Sóng điện xung: Sử dụng 200 dòng trị liệu chuyên sâu được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân giúp làm khỏe toàn bộ hệ thống cơ dây chằng, điểm bám quanh khớp từ đó giúp bệnh nhân đi lại tốt, ngăn chặn tái phát.
Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như điều trị cơ sâu HTC, vật lý trị liệu, y học cổ truyền … giúp giảm đau, cải thiện chức năng đi lại.
Hiệu quả với các ca bênh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi
Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.
Ưu điểm của phương pháp:
Thời gian điều trị: 45-60 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch trước không cần chờ đợi, không phải nghỉ làm.
Hiệu quả đạt 85-95%, cảm nhận ngay sau 1-3 buổi trị liệu
An toàn, không dùng thuốc, không tiêm, không tác dụng phụ