Đau gối khi leo cầu thang là tình trạng thường xuất hiện ở người bị tổn thương bên trong hoặc xung quanh đầu gối, như chấn thương, thoái hóa khớp, viêm đầu gối…
Nhưng dù là nguyên nhân gì, nếu không được cải thiện kịp thời, cơn đau có thể tăng nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến người bệnh đi lại khó khăn hoặc không thể đi lại nhiều, thậm chí là tàn phế.
Đau gối khi leo cầu thang chủ yếu xảy ra ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Điều này bắt nguồn từ việc một bộ phận người trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh (nhiều chất béo, thiếu canxi), ngồi lâu, ít vận động, chơi thể thao quá sức… làm ảnh hưởng đến xương khớp (mà đặc biệt là khớp gối).
Đầu gối là khớp chịu nhiều áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể và là một trong những khớp phải hoạt động nhiều nhất nên dễ gặp tổn thương. Các tổn thương nặng có thể để lại di chứng và thường tái đi tái lại khiến cho người bệnh đau khớp gối khi leo cầu thang, đau đầu gối khi đứng lâu, sưng tê đầu gối…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đầu gối bị đau nhức dai dẳng như:
Tình trạng thoái hóa khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do lão hóa khớp, tính chất công việc phải đứng lâu, người thừa cân – béo phì… Tình trạng X-quang của những người thuộc nhóm nguyên nhân này cho thấy lớp sụn tại đầu khớp gối bị mài mòn và mỏng hơn người thường, hai chỏm đầu xương bị mất xương khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái đau đớn dai dẳng, đặc biệt là đầu gối đau khi leo cầu thang.
Không chỉ vậy, thoái hóa khớp gối còn gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại, đau vào ban đêm, lúc leo dốc… Ngoài ra, thoái hóa khớp cũng xuất hiện ở người bị chấn thương do tập luyện, lệch khớp gối, viêm khớp dạng thấp… gây cứng khớp và sưng đau trong thời gian dài.
Viêm khớp gối thường gặp ở người bị chấn thương đầu gối, gout, viêm bao hoạt dịch, viêm gân… khiến cho đầu gối ê ẩm, cơn đau tăng lên khi chơi thể thao hoặc vận động nhiều, đau nhức tái diễn khi thời tiết thay đổi, đầu gối phát ra tiếng kêu lụp cụp khi đi lại, đau gối khi leo cầu thang… Đây là những triệu chứng mà người bị viêm khớp gối sẽ gặp phải.
Người ít vận động trong thời gian dài không chỉ khiến xương khớp yếu đi, mà còn dẫn đến tình trạng khô khớp gối. Khô khớp đầu gối là tình trạng khớp tiết ít hoặc không tiết dịch bôi trơn khớp.Nếu tình trạng này kéo dài, cơn đau sẽ ngày càng tăng nặng khi cử động, khó thực hiện động tác co duỗi, đau khi leo cầu thang hoặc leo dốc… đặc biệt là bước đi có thể phát ra tiếng kêu thường gặp ở khô khớp gối ở giai đoạn muộn, dẫn đến trẻ hóa tình trạng thoái hóa khớp gối.
Chấn thương, nhiễm khuẩn, mắc các bệnh lý về khớp là nguyên nhân khiến đầu gối bị tràn dịch khớp bất thường. Thông thường, tràn dịch khớp thường có một số biểu hiện như đầu gối nổi mẩn đỏ, sưng phù, người bệnh có cảm giác nặng nề và đau đớn khi co duỗi chân, thậm chí là không thể đi lại bình thường.
Một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh diễn tiến nặng hơn là tình trạng thừa cân – béo phì. Khi trọng lực của cơ thể vượt mức cho phép, áp lực đè nén lên khớp gối tăng cao, lâu ngày làm tràn dịch khớp và bào mòn sụn khớp nhanh chóng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm bao hoạt dịch đầu gối như:
Đầu gối hoạt động liên tục trong thời gian dài: Do tính chất công việc phải vận động đầu gối liên tục như đứng lâu, đi nhiều có thể khiến bao hoạt dịch bị kích thích.
Chấn thương đầu gối
Biến chứng từ thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm bao hoạt dịch gối.
Tuổi tác: Bệnh thường gặp ở nhóm người lớn tuổi, thoái hóa khớp khiến cho xương khớp kém dẻo dai… dễ bị viêm bao hoạt dịch khớp.
Chấn thương đột ngột hoặc vận động mạnh là 2 trong số những nguyên nhân gây đau đầu gối do căng cơ. Các chấn thương làm căng cơ thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu các nhóm cơ xung quanh bị ảnh hưởng sẽ gây đau khi lên xuống cầu thang cũng như các hoạt động khác.
Người gặp trường hợp này nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chữa trị kịp thời cũng như loại bỏ cục máu đông bên dưới đầu gối (nếu có).
Dây chằng chéo bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, giúp kết nối đầu gối. Tuy nhiên, dây chằng chéo trước rất dễ bị tổn thương (giãn hoặc đứt), làm khởi phát những cơn đau ở đầu gối, sưng phồng, khó khăn lúc đi đứng hoặc đau đầu gối khi leo cầu thang. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng mất dần nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.
Ngày nay, các bác sĩ tại chuyên khoa xương khớp cho biết, tình trạng người trẻ sớm mắc các chứng đau nhức xương khớp ngày càng phổ biến. Trong đó, chứng đau nhức đầu gối thường được bệnh nhân phàn nàn nhiều hơn vì khiến người bệnh khó khăn khi đi lại, đau gối khi leo cầu thang, leo dốc hoặc bị dằn xóc khi di chuyển trên đường.
Qua thăm hỏi, các bác sĩ ghi nhận hầu hết những người bị đau nhức đầu gối sớm là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên thức khuya, ngồi chéo chân, ngồi xếp bằng, dùng nhiều chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ và thức ăn quá mặn… Lâu dần khiến xương khớp suy yếu và có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan, trong đó có đau nhức đầu gối.
Nếu bạn bị đau gối khi leo cầu thang hay làm các công việc nặng nhọc, lời khuyên từ các chuyên gia xương khớp dành cho bạn dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng của khớp một cách hiệu quả.
Để tránh tình trạng lên xuống cầu thang bị đau đầu gối kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để điều trị nguyên nhân gây đau nhức khớp gối, từ đó, có thể giảm hoặc cắt đứt cơn đau hữu hiệu hơn. Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ đau nhức đầu gối do thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối… bạn nên bổ sung hàng ngày các dưỡng chất thiết yếu cho khớp.
Nên bước lên cầu thang bằng cả bàn chân chứ không chỉ ngón chân. Bởi vì khi dùng lực đặt ngón chân lên trước có thể sẽ phát sinh thêm lực chèn ép đầu gối và gây đau nhức.
Khi cả bàn chân đã được đặt trên mặt phẳng, sau đó mới dùng lực nâng cơ thể lên bậc thang mới.
Dùng chân khỏe và ít đau hơn để làm trụ khi bước lên cầu thang.
Nên sử dụng tay vịn hỗ trợ cho việc kéo cơ thể lên, điều này giúp giảm lực cho chân và đầu gối.
Để giữ cho xương khớp dẻo dai và vững vàng, các bác sĩ xương khớp khuyến khích mọi người nên thường xuyên vận động thể dục thể thao, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Chuyên gia cũng khuyến cáo, với một người bình thường nên vận động 30 phút mỗi ngày và lặp lại tối thiểu 5 ngày trong một tuần để phát huy hiệu quả của các bài tập. Riêng với người bị đau khớp gối khi leo cầu thang, có thể áp dụng một số bài tập như đi bộ, bơi, yoga, tập aerobic (cường độ vừa phải)…
Có khá nhiều cách để giúp kiểm soát cơn đau đầu gối, trong đó giải pháp cho khớp gối nghỉ ngơi được các bác sĩ xương khớp khuyến cáo. Đây là giải pháp phù hợp với người thường làm việc trong tư thế đứng lâu, người vận động chân nhiều… Do đó, tạm ngừng các tư thế, vận động nặng khiến khớp bị đau là lời khuyên mà các bác sĩ dành cho các bệnh nhân bị đau đầu gối.
Massage đầu gối được xem là biện pháp vật lý trị liệu quen thuộc và dễ làm có thể thực hiện tại nhà. Một số động tác đơn giản bạn có thể áp dụng như:
Xát day khớp gối: Ngồi trên giường, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn tay ôm hai khớp gối và xát từ trên xuống rồi ngược lại tầm 20 lần. Sau đó, đặt hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại cũng khoảng 20 lần.
Miết khớp gối: Người bệnh ngồi với tư thế cẳng chân vuông góc với đùi, hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại ấp vào khoeo. Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối), tiếp đó miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối khoảng 20 lần. Lặp lại các thao tác này ở chân còn lại.
Vận động khớp gối: Người bệnh ngồi thẳng, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối và co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Lặp lại như vậy với chân bên kia.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…