Đau cứng khớp gối là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý như chấn thương đầu gối, viêm khớp gối, bất động khớp…; gây cản trở sinh hoạt hằng ngày của người bệnh do khớp gối giảm độ linh hoạt, hạn chế tầm vận động điển hình là khó khăn trong các động tác co duỗi khớp gối.
Đau cứng khớp gối xảy ra phổ biến, xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt người lớn tuổi hay người hoạt động thể chất quá mức. Cứng khớp khiến người bệnh khó cử động các khớp gối, giảm độ linh hoạt của khớp cũng như mất tầm vận động, mất cân bằng cơ, gân và mô mềm xung quanh khớp gối đặc biệt là vùng bắp chân và đùi, thậm chí gây cản trở những hoạt động thường ngày có sử dụng đến sự co duỗi gối.
Đầu gối khỏe mạnh phải đáp ứng được tính linh hoạt, có thể duỗi thẳng chân ở tư thế 0 độ, gấp gối tối đa khoảng 150 độ, đồng thời, có thể đảm bảo được động tác xoay ngoài và xoay trong linh hoạt.
Ban đầu, cứng khớp đầu gối sẽ gây khó chịu cho người bệnh, đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể do khó khăn khi di chuyển. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như dính khớp, giảm/mất khả năng vận động, teo cơ, thiểu dưỡng mô mềm chi dưới hoặc thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.
Chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã, chơi thể thao hoặc vận động mạnh thường gây tổn hại nhiều đến các khớp, đặc biệt là khớp gối. Nó có thể khiến sụn bị tổn thương, đứt hoặc giãn dây chằng, trật khớp, gãy xương, vỡ xương… dẫn đến cứng khớp gối là phổ biến
– Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn mãn tính dẫn đến các chứng viêm và xơ hóa khớp. Nó có thể gây nên tổn thương ở sụn và xương, khiến khớp gối bị cứng trong khoảng một giờ (thường ở cả hai chân).
– Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn mãn tính dẫn đến các chứng viêm và xơ hóa khớp. Nó có thể gây nên tổn thương ở sụn và xương, khiến khớp gối bị cứng trong khoảng một giờ (thường ở cả hai chân).
– Bệnh gout: Đây là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric thường là ở đầu gối hoặc bàn chân. Một vài triệu chứng phổ biến: cứng khớp gối, khớp cảm thấy nóng, nổi đỏ và đau đớn.
– Các bệnh viêm quanh khớp gối khác như: áp xe, viêm xương khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn, đau đầu gối…
– Sau thời gian bó bột hoặc phẫu thuật, hầu hết các bệnh nhân đều mắc phải chứng cứng khớp gối kèm theo teo cơ. Bởi chân và khớp bất động quá lâu khiến dây chằng và các mô mềm bị xơ hóa, mô xơ quanh khớp dày hơn gây nên cứng khớp.
– Cứng khớp gối do dùng nhiều kháng sinh hoặc tiêm thuốc trong cơ tứ đầu đùi.
– Do bẩm sinh.
Cách phòng tránh cứng khớp gối hiệu quả là xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe toàn diện để giữ cho tình trạng xương khớp ở trạng thái ổn định.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
– Ăn uống đầy đủ chất, chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất
– Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, axit béo không bão hòa
– Có một chế độ tập luyện thể thao đều đặn, vận động nhẹ nhàng như đi bộ 8.000 – 10.000 bước chân mỗi ngày, hoặc các động tác vung chân, vung tay
– Luyện tập các môn thể thao như đạp xe hoặc bơi lội
– Khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm với người trưởng thành
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…