Tình trạng nằm xuống bị đau lưng dưới làm nhiều người bị khó ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên sớm đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Vì đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm và một số bệnh xương khớp khác.
Căng cơ (còn được gọi là căng cứng cơ) là một thuật ngữ thể hiện cho tình trạng cơ bắp bị kéo căng quá mức, vượt khỏi giới hạn của cơ. Thường là hậu quả của việc hoạt động thể chất quá mức hoặc chấn thương thể dục thể thao hoặc mang vác vật nặng sai tư thế. Tình trạng này khiến cơ liên quan có dấu hiệu căng cứng, không có khả năng thư giãn bình thường, bệnh nhân đau buốt và khó cử động. Cơn đau không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Nằm xuống bị đau lưng là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm cột sống dính khớp. Một số triệu chứng đi kèm mà người bệnh có thể gặp phải là cứng khớp vào buổi sáng, mệt mỏi, sốt nhẹ, sút cân…
Khi bệnh khởi phát, người bệnh sẽ bị đau nhức ở khu vực thắt lưng và xương chậu. Cơn đau trở nặng về đêm, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ, lâu dài có thể gây suy nhược cơ thể. Nếu trì hoãn điều trị, bạn có thể đối mặt với nguy cơ tàn tật rất cao.
Bệnh khởi phát sau khi đĩa đệm giữa những đốt sống bị thoái hóa. Thoái hóa cột sống làm suy giảm khả năng hấp thụ lực giữa những đột sống. Khi vận động, chúng ma sát vào nhau và đẩy nhanh tiến trình thoái hóa cột sống. Các triệu chứng phổ biến cột sống bị thoái hóa là đau lưng ngay cả khi nằm và nghỉ ngơi, cột sống bị cứng và giảm độ linh hoạt.
Dây thần kinh tọa đi từ vùng dưới thắt lưng tới tận ngón chân. Các cơn đau thần kinh tọa thường khởi phát do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau nhói tại hông và chi dưới, tê bì và ngứa râm ran chạy dọc theo dây thần kinh, yếu cơ… Khi đó, chức năng tiếp nhận và dẫn truyền thông tin của dây thần kinh tọa đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Dù không phổ biến, tình trạng nằm xuống bị đau lưng dưới có thể liên quan tới những khối u ở cột sống. Khi nằm, áp lực có thể tác động đến khối u, khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Khối u cột sống có 2 loại gồm:
Các nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh bị đau lưng dưới khi nằm bao gồm:
Nằm xuống bị đau lưng dưới đôi khi cũng có thể là triệu chứng sỏi thận, lạc nội mạc tử cung, một số loại ung thư, mang thai hoặc các dạng viêm khớp.
Phần lớn trường hợp nằm xuống bị đau lưng dưới thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài dù đã áp dụng đúng cách các biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt, để tránh bệnh tiến triển nặng.
Để xác định nguyên nhân gây đau lưng dưới khi nằm, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe và kiểm tra tiền sử bệnh lý của người bệnh. Người bệnh được yêu cầu mô tả chi tiết về cảm giác đau, những hoạt động khiến cơn đau trở nặng hay các triệu chứng đi kèm khác.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác gồm:
Những phương pháp khắc phục tình trạng này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Phần lớn trường hợp bác sĩ có thể chỉ định áp dụng những phương pháp như:
Người đau lưng dưới khi nằm có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi tư thế nằm, tránh gây áp lực lên cột sống và ảnh hưởng tới vị trí đau. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên nằm ngủ với các tư thế như:
Một giấc ngủ ngon sẽ kích thích cơ thể sản xuất một số loại hormone có tác dụng kích thích tái tạo tế bào tổn thương, qua đó cải thiện triệu chứng đau nhức. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ:
Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng tới giấc ngủ, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau (NSAID) như ibuprofen, aspirin, naproxen và những chất ức chế COX – 2. Thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhức, giúp người bệnh dễ vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kéo dài, bạn không nên sử dụng những loại thuốc này vì có thể gây hại tới sức khỏe.
Thay vào đó, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc giảm đau kê đơn thường được chỉ định gồm thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm… Khi dùng thuốc, bạn nên tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị từ bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc điều trị.
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa đau lưng dưới khi nằm, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…