Ngày nay, không ít người bệnh lựa chọn áp dụng các cách cách trị thoát vị đĩa đệm tại nhà thay cho phương pháp điều trị truyền thống vì ngại thăm khám bác sĩ, chi phí thấp hơn, quy trình thực hiện đơn giản hơn…
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch, trượt do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa… khiến cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến dây thần kinh và tủy sống ở khu vực gần đó. Những bất thường này có liên quan đến một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trên cột sống của người bệnh. Hai dạng thường gặp nhất của tình trạng này là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị, người bệnh sẽ những biểu hiện như: đau nhức hay bỏng rát; tê hoặc ngứa râm ran; yếu cơ dẫn đến khó cầm nắm đồ đạc… Một số trường hợp không có triệu chứng khiến cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm khó khăn hơn.
Thoát vị đĩa đệm thường do nguyên nhân lão hóa, hay còn gọi là thoái hóa đĩa đệm. Đôi khi, tình trạng này còn đến từ những hoạt động thiếu khoa học trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay chấn thương thể thao…
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm bao gồm: Béo phì gây áp lực lên các đĩa đệm ở lưng dưới; đặc thù nghề nghiệp phải mang vác nặng hay cúi gập nhiều, vặn người sang một bên, yếu tố di truyền, hút thuốc lá…
Thoát vị đĩa đệm hiếm khi chèn ép toàn bộ ống sống, mà chủ yếu ảnh hưởng đến một số vùng bị tổn thương trên cơ thể. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức cánh tay, tê bì, mất cảm giác, không kiểm soát được đại tiện hay tiểu tiện, teo tay và/hoặc chân dẫn đến mất khả năng di chuyển và nặng nề nhất là gây tàn phế.
Các cơn đau do đĩa đệm chèn vào dây thần kinh chủ yếu phát sinh mỗi khi hoạt động và có xu hướng dịu bớt khi cơ thể nghỉ ngơi. Do đó, người bệnh thường được khuyên nên:
Tuy nhiên, cần lưu ý biện pháp trên chỉ là giải pháp tạm thời, không thể giải quyết vấn đề cốt lõi là thoát vị đĩa đệm. Mặt khác, người bệnh cũng cần lưu ý nằm nhiều và ít vận động có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và suy yếu cơ, từ đó gây khó khăn cho việc hồi phục.
Theo các chuyên gia, thời gian lý tưởng để nghỉ ngơi chỉ nên kéo dài 1 – 2 ngày. Sau đó, hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng và di chuyển trong phạm vi ngắn.
Những bài tập yoga rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên, không bài bài tập nào cũng phù hợp với mọi bệnh nhân mà cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin, ibuprofen… để đẩy lùi triệu chứng đau nhức là quan niệm phổ biến của hầu hết người Việt. Với hy vọng mau chóng chấm dứt cơn đau do thoát vị đĩa đệm, không ít người bệnh chọn cách tự ý tăng liều lượng thuốc hoặc thậm chí uống liên tục nhằm kéo dài tác dụng của thuốc giảm đau.
Theo nghiên cứu, cách làm này không thể giúp giảm đau hoàn toàn. Ngược lại, lạm dụng thuốc có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Một trong những tác dụng phụ phổ biến của thuốc giảm đau là gây tổn hại cho nhiều cơ quan nội tạng quan trọng, bao gồm gan, thận và dạ dày.
Bấm huyệt theo y học cổ truyền cũng là cách tự chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người tin tưởng. Công dụng chính của phương pháp này chỉ bao gồm tăng lưu lượng máu tuần hoàn ở vị trí bấm huyệt, đồng thời thư giãn các cơ co thắt, từ đó ức chế cơn đau.
Do đó, tương tự phương pháp giảm đau bằng thuốc, mát xa bấm huyệt không có khả năng điều trị triệt để tình trạng đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu.
Mặt khác, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên tìm đến những trung tâm, cơ sở y tế uy tín để thực hiện bấm huyệt thay vì tự ý áp dụng tại nhà. Bấm sai huyệt đạo hoặc thực hiện sai thao tác, quy trình có nhiều rủi ro khiến bệnh trở nặng hơn.
Một cách đối phó với tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm khác là chườm nóng. Phương pháp này chủ yếu dành cho những trường hợp thoát vị nhẹ.
Thực tế, dù nhiệt độ cao có khả năng hỗ trợ giãn cơ và thuyên giảm áp lực tác động đến các dây thần kinh, hiệu quả của biện pháp trên chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố như sau khi thực hiện nhằm hạn chế rủi ro phản tác dụng:
Khi tập luyện, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Ngoài ra, cần lưu ý các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm chỉ mang tính chất hỗ trợ, cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác (được bác sĩ chỉ định theo tình trạng bệnh) mới có thể mang lại hiệu quả giảm đau và điều trị bệnh. Vì vậy, khi vùng cột sống xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần thăm khám để tiếp cận đúng hướng điều trị và được hướng dẫn tập luyện tại nhà để cải thiện bệnh.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…