ĐAU ĐẦU GỐI

Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao hiệu quả

Người tập luyện thể thao, nhất là môn chạy bộ, đá bóng… rất dễ gặp phải chấn thương đau khớp gối. Vì sao lại như vậy? Nếu bị đau thì cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao như nào.

Nguyên nhân gây đau khớp gối sau khi chơi thể thao

Đau khớp gối sau khi chơi thể thao là sự cố bất cứ ai cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân khiến khớp gối bị đau có thể do các vấn đề cơ học, do tập luyện với cường độ quá sức… Dù xuất phát từ lý do gì thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn cần đến sự chăm sóc y tế.

Người tập luyện thể thao, nhất là môn chạy bộ, đá bóng… rất dễ gặp phải chấn thương đau khớp gối.

Trong nhiều trường hợp, đau khớp gối sau khi chơi thể thao là hệ quả của một quá trình vận động lâu dài gây hao mòn khớp và các bộ phận trong khớp. Ngoài ra, đau khớp gối sau khi chơi thể thao còn có một số nguyên nhân khác như sau:

Chấn thương dây chằng

Cấu tạo khớp gối gồm có bốn dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Chức năng và độ bền của dây chằng chi phối độ ổn định của khớp gối.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng (thường là đứt, giãn dây chằng…) mà sẽ có hướng điều trị. Thông thường, nếu không phải là trường hợp nghiêm trọng, các chấn thương dây chằng đều có thể điều trị thành công được mà không cần phẫu thuật.

Chấn thương sụn

Ngoài dây chằng, cấu tạo khớp gối còn gồm có ba xương là xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Chúng liên kết với nhau bởi hệ thống dây chằng và gân. Nhằm giảm xóc và tránh những va chạm không đáng có từ bên ngoài, chúng còn được thêm vào lớp sụn.

Tình trạng đau khớp gối sau khi chơi thể thao có thể xuất phát từ việc lớp sụn lót bên trong khớp gối hoặc đôi khi là cả sụn và xương bị tác động. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp thay vì chỉ chụp X-quang để chẩn đoán dạng thương tổn này.

Nếu sụn gặp chấn thương, kết quả phim chụp sẽ cho thấy rõ các mảnh sụn “trôi nổi” xung quanh khớp gối, gây hạn chế về cử động như cứng khớp gối, đầu gối đau khi co duỗi và thường bị sưng tấy lên.

Vận động quá sức 

Đau khớp gối sau khi chơi thể thao mà không phải do gặp chấn thương nào thì nhiều khả năng nguyên nhân là do bạn đã vận động khớp gối quá sức. Việc rèn luyện thể lực, sức khỏe phải thực hiện bài bản thì mới có thể tránh chấn thương. Trong khi đó, rất nhiều người suy nghĩ phải vận động đến mức mệt nhoài mới có kết quả.

Đau khớp gối sau khi chơi thể thao là sự cố bất cứ ai cũng sẽ gặp phải.

                                

Hành động này rất phản khoa học và tồn tại nhiều rủi ro bởi khi cơ thể mệt mỏi, khả năng kiểm soát chính xác các cử động chi (như chân) có thể sai lệch, dễ dẫn đến chấn thương mà phản ứng đầu tiên là đau (đầu gối), đặc biệt là trong các bài tập yêu cầu những chuyển động lặp đi lặp lại liên tục như chạy hoặc nhảy.

Về lâu dài, việc này tạo ra một lực căng ngày càng nhiều lên đầu gối. Bạn chỉ nhận ra cảm giác đau mỏi sau khi chơi thể thao vì lúc này nồng độ endorphin có tác dụng chống mệt mỏi, đau nhức đã xuống thấp.

Thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại

Việc thường xuyên thực hiện các thao tác lặp đi, lặp lại, tạo sức căng lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp gối phổ biến ở các vận động viên cũng như một bộ phận người lao động. Dù cho các thao tác đó có hoàn hảo và chính xác đến độ nào thì với tần suất thực hiện liên tục vẫn có thể làm hao mòn một phần cơ hay các mô nâng đỡ.

Thao tác càng thực hiện giống nhau nhiều lần mà không đủ thời gian phục hồi càng dễ gặp chấn thương. Đau khớp gối sau khi chơi thể thao nhiều trường hợp cơ bắp có thể bị ảnh hưởng nhưng đa số là do dây chằng bị chèn ép, mài mòn hoặc sụn ở đầu gối bị tổn thương, mỏng dần khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây nhiều đau đớn.

Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể

Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao bằng các bài tập thể dục

Tập thể dục hàng ngày sẽ giữ cho cơ bắp luôn khỏe mạnh và duy trì khả năng vận động linh hoạt. Đây cũng là cách để điều trị các bệnh viêm khớp cũng như chứng đau nhức đầu gối thường gặp. Cụ thể, theo chuyên gia, việc để chân nghỉ ngơi, hạn chế cử động có thể giúp tránh được cơn đau nhưng cũng đồng thời làm cứng khớp và kéo dài thời gian phục hồi. Theo đó, người bệnh có thể tìm một hoạt động yêu thích để tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày, như:

  • Đi xe đạp.
  • Đi dạo.
  • Bơi lội.
  • Thái cực quyền.
  • Yoga

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần nghỉ tập thể dục để tránh các vấn đề sức khỏe không mong muốn. Cụ thể như:

  • Cơ thể bị chấn thương.
  • Đau đầu gối nghiêm trọng.
  • Triệu chứng tiến triển nặng và phức tạp hơn.

 Tư thế trong sinh hoạt

Tư thế lao động và sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị chứng đau đầu gối. Một số hướng dẫn hữu ích dành cho người bệnh gồm:

  • Tránh ngồi ghế thấp.
  • Không cúi hoặc nghiêng người khi ngồi.
  • Tránh ngồi lâu và không cử động trong thời gian dài vì dễ khiến các khớp bị cứng, dẫn đến đau.

 Kiểm soát cân nặng là cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao hiệu quả

Những người thừa cân hoặc béo phì thường đối mặt với nguy cơ đau đầu gối cao hơn. Nguyên nhân bởi trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực lên các khớp càng nhiều. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng hợp lý là vô cùng quan trọng. Một số giải pháp hữu ích cho người bệnh gồm:

  • Ăn uống đầy đủ.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng, gồm nhiều trái cây, rau củ quả, ít thịt, mỡ động vật cùng các chất béo khác.
thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân dễ gây chấn thương gối trong thể thao

 Thuốc

Thuốc điều trị đau khớp gối có thể tiêm trực tiếp tại bệnh viện hoặc sử dụng tại nhà tùy theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại đang được sử dụng phổ biến gồm:

  • Thuốc chống viêm không Steroid uống hoặc bôi tại chỗ (NSAID).
  • Capsaicin tại chỗ.
  • Thuốc Steroid tiêm vào khớp.
  • Tramadol.
  • Acetaminophen và Duloxetine.

Dinh dưỡng

Theo một số nguồn tin, giấm táo (ACV) với đặc tính chống viêm có thể giúp giảm đau đầu gối và viêm khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng có lợi sau vào thực đơn mỗi ngày:

  • Collagen.
  • Gelatin.
  • Pectin.
  • Thực phẩm sống.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh tiêu thụ các loại sữa, thực phẩm chứa axit, một số loại rau củ quả như: cà chua, khoai tây, cà tím,… Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý có thể giúp cải thiện triệu chứng đau một cách hiệu quả.

Massage

Đây là cách trị đau khớp gối tại nhà đem lại hiệu quả cải thiện tích cực người bệnh nên áp dụng. Các bước thực hiện như sau:

Cách 1:

  • Bước 1: Ngồi ở tư thế đầu gối hướng về phía trước, bàn chân đặt lên sàn.
  • Bước 2: Nắm tay thành dạng nắm đấm lỏng và vỗ vào đùi trên, dưới, giữa khoảng 10 cái rồi lặp lại 3 lần liên tiếp.

Cách 2:

  • Bước 1: Ngồi ở tư thế đầu gối hướng về phía trước, bàn chân đặt lên sàn.
  • Bước 2: Đặt bàn tay lên đùi và lướt đều đến đầu gối sau đó thả ra, thực hiện tương tự với mặt ngoài, mặt trong của đùi, mỗi vị trí 5 lần.

Cách 3:

  • Bước 1: Ngồi ở tư thế đầu gối hướng về phía trước, bàn chân đặt lên sàn.
  • Bước 2: Nhấn bốn ngón tay vào mô đầu gối và di chuyển lên xuống 5 lần, sau đó thực hiện lặp lại các động tác xung quanh gối.

Cách 4:

  • Bước 1: Ngồi ở tư thế đầu gối hướng về phía trước, bàn chân đặt lên sàn.
  • Bước 2: Đặt lòng bàn tay lên đùi, lướt xuống phía dưới, qua đầu gối và ngược lên đùi ngoài.

 Liệu pháp nóng – lạnh

Liệu pháp này đem đến hiệu quả cải thiện tích cực đối với trường hợp đau lưng dưới, đau khớp đầu gối. Sức nóng sẽ làm giãn cơ và tăng khả năng bôi trơn để giảm độ cứng các khớp. Với phương pháp này, người bệnh có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc một miếng đệm ấm để chườm.

Ngoài ra, nước đá cũng được sử dụng phổ biến bởi đem lại hiệu quả làm giảm sưng tấy, viêm và đau nhức. Người bệnh có thể bọc đá lạnh trong miếng vải để chườm nhẹ nhàng lên vùng tổn thương.

Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:

  • Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
  • Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
  • Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
  • Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
  • Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

ỨNG DỤNG BỘ 3 SÓNG TẦN SỐ CAO – ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG CÁCH CHỮA ĐAU KHỚP GỐI KHI CHƠI THỂ THAO TẠI HTC

  • Sóng xung kích Shockwave Tần số cao 6000 – tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, gai xương giúp hết đau nhức, tiêu viêm, tiêu dịch thừa, tan các điểm vôi hóa, tạo colagen kích thích quá trình sửa chữa của hệ cơ xương và dây chằng
  • Sóng siêu âm: Sử dụng tần số lên tới 3MHz giúp tiêu viêm sâu, tăng tái tạo tế bào mới khỏe mạnh, tăng dinh dưỡng giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp
  • Sóng điện xung: Sử dụng 200 dòng trị liệu chuyên sâu được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân giúp làm khỏe toàn bộ hệ thống cơ dây chằng, điểm bám quanh khớp từ đó giúp bệnh nhân đi lại tốt, ngăn chặn tái phát.
  • Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như điều trị cơ sâu HTCvật lý trị liệu, y học cổ truyền … giúp giảm đau, cải thiện chức năng đi lại.
  • Hiệu quả với các ca bênh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Thời gian điều trị: 45-60 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch trước không cần chờ đợi, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả đạt 85-95%, cảm nhận ngay sau 1-3 buổi trị liệu
  • An toàn, không dùng thuốc, không tiêm, không tác dụng phụ
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người

Hiệu quả thực tế được chia sẻ từ chính khách hàng

Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

 INBOX HOẶC LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP HTC
  • SỐ 10 LÊ QUÝ ĐÔN, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
  • HOTLINE: 096.369.1010 
Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

1 tuần ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

1 tuần ago