TIN TỨC

Các dạng thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, bệnh trải dài ở nhiều lứa tuổi. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý vô cùng khó chịu, những cơn đau âm ỉ và dai dẳng luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của họ. Tùy theo từng vị trí bị thoát vị mà bệnh sẽ để lại những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau tùy vào vùng bị tổn thương. Ở bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn xem bệnh lý thoát vị đĩa đệm có bao nhiêu dạng hình thành nên bệnh và đặc điểm của từng dạng thoát vị.

Dạng 1: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và gây chèn ép lên rễ dây thần kinh hoặc tủy cổ có thể gây đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh đến cánh tay, bàn ngón tay thậm chí gây ra liệt.

Dạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Dấu hiệu, triệu chứng

Dấu hiệu bệnh thoát bị đĩa đệm đốt sống cổ đặc trưng là những cơn đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên do đây là biểu hiện chung của nhiều căn bệnh xương khớp nên bệnh nhân khó có thể phân biệt cụ thể.

  • Đau nhức diện rộng: cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
  • Tê ngứa ở tay và chân: nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa sẽ khởi phát từ cổ lan ra toàn thân rồi lan tới chân tay. Nếu chèn ép xảy ra ở dây thần kinh, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay.
  • Hạn chế vận động: cử động cổ và cánh tay bị hạn chế, không thể đưa tay ra sau lưng hoặc dơ tay lên cao; khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ. Đi bộ khó khăn, có cảm giác căng cứng bắp chân khi đi bộ.
  • Yếu cơ: tình trạng yếu cơ xảy ra khi khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống. Các cơ chân sẽ yếu trước cơ tay khiến cho bệnh nhân đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ tăng lên, người bệnh sẽ thấy được những thớ cơ vùng đùi và bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
  • Dấu hiệu khác: đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu và khó thở, đây đều có thể coi là những biến chứng cấp độ nhẹ của bệnh.

Dạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Bệnh hình thành là do quá trình lão hóa và vết rách được gọi là đĩa thoái hóa.

Khi bạn già đi, đĩa cột sống bị mất một hàm lượng lớn nước, khiến cho chúng dễ bị rách, cơ thể kém linh hoạt, dễ bị tổn thương dù chỉ với một lực tác động nhỏ. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chấn thương vùng sang thượng và vi sang thượng trong đời sống lao động khác nhau của mỗi người. Thông thường, người người lao động bốc vác, hay thường xuyên phải chịu lực nặng lên cột sống cổ rất dễ gặp phải thoái hóa, thoát vị đĩa đệm…Ngồi không đúng tư thế, hút thuốc lá, ít vận động, tuổi già, yếu tố di truyền… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý trên.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được xem như là hậu quả của thoái hóa xương – sụn gian đốt sống trong bệnh cảnh thoái hóa cột sống. Thoái hóa đĩa đệm luôn diễn ra trước khi xuất hiện thoát vị đĩa đệm (ngoại trừ trường hợp thoát vị đĩa đệm do chấn thương ở lứa tuổi trẻ).

Dạng 2: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này hầu hết là người cao tuổi, người làm việc nặng hoặc nhân viên văn phòng, tài xế… Theo thời gian, nhân nhầy đĩa đệm ở vùng thắt lưng nhanh chóng bị lệch khỏi vị trí và mòn dần theo thời gian. Tình trạng bệnh khiến cho các khớp xương bị chèn ép gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Dạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dấu hiệu, triệu chứng

  • Đau nhức: người bệnh thường xuyên bị đau nhức, khó chịu ở phần thắt lưng. Ban đầu, cơn đau chỉ thoáng qua nhưng càng về sau, tình trạng đau đớn càng tăng nhanh khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi.
  • Tê bì: toàn bộ vùng thắt lưng có dấu hiệu tê bì, nhất là vị trí có dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Triệu chứng tê buốt diễn ra thường xuyên, nhất là vào buổi sáng khi người bệnh mới ngủ dậy.
  • Cứng khớp: tình trạng cứng khớp xuất hiện khi người bệnh ngủ dậy hoặc nằm quá lâu, nhất là vào buổi sáng. Bệnh nhân có cảm giác không thể ngồi được vì các cơ khớp vùng lưng bị cứng dần
  • Sưng tấy: toàn bộ vùng lưng của bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm bị sưng tấy, ửng đỏ. Tùy thuộc vào từng mức độ thoát vị mà thắt lưng bị sưng đỏ nhiều hay ít. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác nóng ran ở vùng lưng.
  • Mất cảm giác: giai đoạn nặng, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ có dấu hiệu bị mất cảm giác. Vùng lưng không thể cử động, kéo theo các bộ phận khác như tay, chân, vai có dấu hiệu bị rối loạn, không thể cảm nhận được các vật dụng xung quanh, có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.
  • Cảm giác châm chích: vùng lưng bị thoát vị đĩa đệm có cảm giác như kiến bò, châm chích, rất khó chịu. Bệnh nhân có dấu hiệu bị tê cóng, nóng lạnh bất thường, bên cạnh đó cơ thể người bệnh bị suy nhược trầm trọng. 

Dạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý tiến triển âm thầm và không phải bệnh nhân nào cũng dễ dàng phát hiện được các triệu chứng bệnh. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra như hội chứng chùm đuôi ngựa, hội chứng khập khễnh…

  • Tuổi tác cao: theo thời gian, người cao tuổi sẽ có dấu hiệu bị lão hóa xương khớp. Đĩa đệm và các cơ quan có dấu hiệu bị suy yếu dần, chức năng xương khớp nhanh chóng bị hư tổn, tạo điều kiện để bệnh nhân dễ dàng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
  • Làm việc sai tư thế: ngồi lâu một chỗ, làm việc với tư thế sai lệch sẽ nhanh chóng làm tăng áp lực lên vùng cột sống và khiến cho vòng sợi bao sơ bị nứt rách. 
  • Chấn thương, tai nạn: hoạt động thể thao mạnh hoặc các chấn thương, tai nạn sẽ khiến cho đĩa đệm nhanh chóng bị rách.
  • Yếu tố di truyền: trong gia đình, nếu cha mẹ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì nguy cơ con mắc phải căn bệnh này rất cao.
  • Thừa cân, béo phì: đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Mắc bệnh lý cột sống: một số bệnh nhân có cấu trúc cột sống bất thường, điều này làm gia tăng áp lực khi vận động. Dần dần người bệnh dễ bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

Dạng 3: Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Nếu bao xơ bị rách gần ống sống, phần nhân nhày đĩa đệm có thể đẩy vào trong ống sống. Có rất ít khoảng trống xung quanh tủy sống, đặc biệt ở vùng cột sống ngực. Do đó khi thoát vị đĩa đệm xảy ra ở phần giữa của lưng nó có thể cực kỳ nghiêm trọng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, áp lực lên tủy sống có thể dẫn tới liệt phía dưới thắt lưng. Thật may mắn, thoát vị đĩa đệm gần như không hay gặp ở cột sống ngực như là phần cột sống thắt lưng.

Dạng thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Dấu hiệu, triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm cột sống ngực thông thường là đau. Đau thường cảm thấy ở vùng cột sống ngực, lan trực tiếp từ đĩa bị bệnh. Đau cũng có thể lan vòng ra trước thân mình. Áp lực hoặc sự kích thích lên các rễ thần kinh cũng có thể gây triệu chứng. Phụ thuộc vào rễ bị ảnh hưởng, thoát vị đĩa đệm cột sống ngực có thể cảm thấy đau như đến từ phần khác của cơ thể, như tim, bụng hoặc thận.

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực đôi khi ép vào trong tủy sống. Khi điều này xảy ra, những triệu chứng có thể gồm:

  • Yếu cơ, tê, hoặc thắt chặt ở một hoặc cả hai chân.
  • Tăng phản xạ gân xương ở một hoặc cả hai chân và có thể gây co cứng.
  • Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột.
  • Liệt từ thắt lưng xuống.

Dạng thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống ngực hầu hết ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 40 đến 60.

Đĩa đệm có thể rách đột ngột vì áp lực quá mức  xảy ra tức thì. Ví dụ, ngã từ thang và rơi xuống đất ở tư thế ngồi có thể gây một lực rất lớn đi qua cột sống. Nếu lực này đủ mạnh, thì hoặc một thân đốt sống bị vỡ hoặc một đĩa đệm bị rách. Sự cong người ra trước đặt một lực lớn lên các đĩa đệm. Ở động tác cúi và cố gắng nâng một vật quá nặng, lực này cũng có thể gây đĩa đệm bị rách.

Đĩa đệm cũng có thể bị rách từ một lực nhỏ, thường bởi vì bao xơ đĩa đệm đã bị yếu từ trước do những tổn thương lặp đi lặp lại và cộng lại theo thời gian. Khi nhân nhày trở nên yếu hơn, ở một vài vị trí động tác nâng hoặc cúi người có thể gây quá nhiều lực vào đĩa đệm.

Ở cột sống ngực, áp lực cũng có thể ảnh hưởng đến tủy sống. Điều này do thực tế rằng có rất ít khoảng trống thêm trong ống sống ở cột sống ngực. Quá nhiều áp lực lên tủy sống ngực có thế dẫn tới liệt hai chân từ lưng xuống.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Dạng 4: Thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng

Thoát vị đĩa đệm đa tầng chính là tình trạng người bệnh bị thoát vị nhiều đĩa đệm cùng một lúc, khi đó, có tới 2 – 3 hoặc nhiều hơn địa đệm bị lệch ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống của bệnh nhân.

Dạng thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng

Dấu hiệu, triệu chứng

Người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng dưới đây để để nhận biết thoạt vị đĩa đa tầng. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Xuất hiện nhiều cơn đau lan từ vùng cột sống đến thắt lưng và kết thúc ở chân.
  • Các cơn đau vượt qua khỏi tầm kiểm soát của người bệnh. Mức độ các cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Mất khả năng kết hợp và điều khiển chức năng vận động tay, chân.
  • Xuất hiện nhiều cơn đau bất ngờ ở vùng cột sống khi ho hoặc vận động.
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động đơn giản như cầm, nắm, xoay người.
  • Hiện tượng sưng đau cột sống là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng.

Dạng thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng

Nguyên nhân

  • Vấn đề tuổi tác: tuổi tác luôn song hành cùng với quá trình lão hóa, chính quá trình này cũng khiến cho vùng cột sống dần bị thoái hóa, các đĩa đệm cũng sẽ bắt đầu mất dần đi sự dẻo dai vốn có.
  • Do thừa cân: một trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ là nguyên nhân khiến cho cột sống phải chịu áp lực đè nén, các đĩa đệm phải căng giãn quá mức khi hoạt động. Chính điều này lí giải tại sao những người mắc bệnh béo phì lại hay bị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng.
  • Tư thế xấu: trong làm việc cũng như sinh hoạt, rất nhiều người thường xuyên duy trì những tư thế xấu như đi, đứng, ngồi không thẳng lưng. Làm việc quá nhiều trên một tư thế, đứng ngồi quá lâu một chỗ cũng chính là nguyên nhân khiến cho vùng cột sống bị xơ cứng, tổn thương, lâu dần dẫn tới tình trạng thoát vị.
  • Chấn thương: những chấn thương mà bạn gặp phải trong lao động cũng như sinh hoạt, vui chơi thể thao, dù lớn hay nhỏ cũng sẽ gây những tổn thương nhất định cho sức khỏe xương khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chấn thương trực tiếp ở vùng cột sống sẽ làm cho nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng tăng cao.
  • Các bệnh lí cột sống bẩm sinh: bên cạnh những nguyên nhân nói trên thì các bệnh lí về cột sống bẩm sinh như cong vẹo hay gù cột sống cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng dễ dàng khởi phát.

Dạng 5: Thoát vị đĩa đệm nội xốp

Thoát vị đĩa đệm nội xốp (Schmorl’s node hay còn gọi là nốt Schmorl) là một dạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở các đĩa đệm liên tiếp nhau tại phần lưng và thắt lưng, phần xốp thân đốt sống.

Dạng thoát vị đĩa đệm nội xốp

Dấu hiệu, triệu chứng

  • Nhân nhầy trong đĩa đệm nhô ra chạm vào bề mặt của thân đốt sống, có thể tiếp xúc với tủy của đốt sống và dẫn đến viêm.
  • Người bệnh thường cảm nhận thấy đau nhẹ, ít đau dữ dội. Đau nhiều có thể gây đau lưng mãn tính và tái phát thường xuyên.
  • Do thoát vị theo chiều dọc nên không gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống nên không có hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân chính là do tình trạng thoái hóa cột sống làm xuất hiện các nút Schroml trên thân cột sống. những nút này báo hiệu cột sống đã bị yếu đi, bào mòn.
  • Trong một số trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm nội xốp có thể xảy ra với những người từng có dị tật cột sống như bị gù
  • Các chấn thương, vi chấn thương lặp đi lặp lại khi nâng vật nặng lên trên đầu thường xuyên.
  • Do các bệnh khác: loãng xương, bệnh Paget, nhiễm trùng…
  • Thay đổi do quá trình hình thành đốt sống trong trình mang thai.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất

Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…

Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều. Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc.

Tại HTC, bằng việc kết hợp phương pháp điều trị HTCMT, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Chiropractic, Rehab… đã giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau. Bệnh nhân sau điều trị sinh hoạt bình thường, không còn phải chịu bất cứ sự khó chịu nào.

  • HTCMT được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Với bệnh nhân bị thoát vị nộp xốp HTCMT còn giúp tăng cường chất dinh dưỡng giúp hệ xương được khỏe mạnh và vững trãi hơn. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động.
  • Trị liệu chiropractic là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPTRehabmassage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC.

Tại sao bạn nên điều trị thoát vị đĩa đệm tại HTC?

Điều trị các dạng thoát vị đĩa đệm tốt nhất tại HTC

  • Tại HTC thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh lý phổ biến, tỷ lệ điều trị hiệu quả lên đến 98%.
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tỷ lệ tái phát thấp
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu.
  • Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC chỉ bằng 1/10 chi phí phẫu thuật, do điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp đơn thuần chi phí tiết kiếm hơn.
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi.
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

11 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago