Việc tập luyện và điều trị vật lý trị liệu là phương pháp hữu hiệu giúp người bệnh sau tai biến mạch máu não có thể phục hồi dần trở lại. Vậy có những bài tập vật lý trị liệu cho người sau tai biến nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tai biến mạch máu não là gì?

Tình trạng tai biến mạch máu não xảy ra do lượng máu lên não bị giảm đột ngột, gây tắc hoặc vỡ mạch máu não. Người bị tai biến nếu được cấp cứu kịp thời sẽ có thể qua khỏi cơn nguy kịch, tránh nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, sau đó họ dễ phải đối mặt với những di chứng nặng nề như: liệt nửa người, méo miệng, suy giảm trí nhớ, trầm cảm,…

Theo thống kê hiện nay, có khoảng:

  • 20-30% bệnh nhân mắc tai biến trong vòng 1 năm có thể tự đi lại được.
  • 20-25% có thể hoạt động nhưng cần sự hỗ trợ của người khác.
  • 15-25% bệnh nhân tai biến bị liệt và phụ thuộc sự hỗ trợ của người thân hoàn toàn.

Vật lý trị liệu phục hồi hiệu quả di chứng sau tai biến

Ngay sau khi được cấp cứu, nếu bệnh nhân tai biến xuất hiện các di chứng thì nên điều trị vật lý trị liệu càng sớm càng tốt, kể cả đang nằm trên giường bệnh. Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến thường sẽ tập trung củng cố bộ não cũng như các chi của người bệnh. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh phục hồi các chức năng vận động, duy trì máu huyết lưu thông cũng như lực của cơ.

Đối với người bị liệt nửa người, việc tập luyện cũng giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng như loét da do nằm lâu, viêm phổi,… Bên cạnh đó, nếu tập vật lý trị liệu đúng cách sẽ tạo hiệu quả tốt cả về mặt thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân. Họ sẽ cảm thấy thoải mái, được hòa nhập với cuộc sống bình thường, hạn chế nguy cơ bị trầm cảm.

Quá trình tập vật lý trị liệu đối với bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Dưới đây là các giai đoạn cơ bản và lưu ý của quá trình tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não mà bạn nên biết:

1. Cải thiện tinh thần

Phần đầu tiên trong bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến đó là cải thiện tinh thần. Cụ thể, người bệnh cần thường xuyên tưởng tượng về những sự chuyển động của bộ phận bị yếu, khó hoạt động, thậm chí là liệt. Việc này sẽ giúp kích thích hoạt tính dẻo dai của bộ phận đó, giống như chúng thực sự đang hoạt động.

2. Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn này, người bệnh mắc tai biến còn yếu nên sẽ cần thực hiện những bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày như:

  • Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Bệnh nhân thực hiện bài tập này ở tư thế nằm ngửa. Người thân hỗ trợ nâng tay, chân bị liệt của bệnh nhân lên, đưa ra phía trước. Sau đó, lăn người bệnh về phía cơ thể không bị liệt.
  • Tập vận động vai, tay: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 tay chạm nhau, cánh tay giữ thẳng. Hai tay người bệnh đưa ra phía trước, rồi đưa cao lên đầu, đưa xuống dưới phía chân. Lưu ý, việc tập vai tay nếu càng đưa tay ra xa thì càng tốt.
  • Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: Người bệnh đứng thẳng để trọng lượng cơ thể dồn đều lên 2 chân. Người hỗ trợ bệnh nhân tập luyện đứng về phía bên chân liệt, giúp người bệnh đưa tay duỗi thẳng sang ngang, song song với mặt đất. Sau đó, người bệnh chuyển và dồn trọng lực sang bên chân liệt, chân còn lại bước lên 1 vật cao khoảng 15-20 cm.

3. Giai đoạn sau

Sau một thời gian đã luyện tập những bài tập vật lý trị liệu cho người sau tai biến như trên, chúng ta nên để bệnh nhân kết hợp luyện tập ở những tư thế khác nhau. Ví dụ như: chuyển từ tư thế nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên, đi lại,… Khi tập người bệnh nên thở sâu và đều.

Đặc biệt, trong quá trình tập luyện cần lưu ý tránh tình trạng co cứng cơ, co rút khớp vai, cổ tay, khuỷu tay ở bệnh nhân. Chỉ nên để người bệnh tập ở mức độ vừa phải.

4. Phòng ngừa co rút khớp vai

Để phòng ngừa co rút khớp vai, chúng ta có thể áp dụng bài tập sau:

  • Để bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đan nhau, ngón tay bị liệt ở phía ngoài.
  • Duỗi thẳng 2 tay ra phía trước, sau đó đưa lên cao quá đầu.
  • Khi tay chạm mặt giường thì đưa tay xuống phía chân.

5. Phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút

  • Bài tập 1: Bệnh nhân tai biến đứng cạnh bàn, ngón tay đan xen vào nhau. Sau đó lòng bàn tay ngửa lên và áp xuống mặt bàn. Người bệnh duỗi thẳng tay, người ngả nhẹ về phía trước, dồn trọng lực vào 2 tay để khớp cổ tay được duỗi nhiều nhất.
  • Bài tập 2: Người bệnh ngồi trên giường, lấy tay bình thường làm duỗi các ngón tay và cổ tay bên bị liệt. Sau đó, giữ khớp khuỷu tay bên liệt duỗi thẳng, rồi nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng cơ thể lên tay đó.
  • Bài tập 3: Bệnh nhân đan các ngón tay vào nhau, đưa bàn tay lên sát cằm và duỗi cổ tay tối đa. Người bệnh có thể tựa tay vào cằm, má rồi giữ yên trong thời gian lâu.

6. Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi

Bài tập này được thực hiện khi bệnh nhân nằm ngửa, ngón tay đan vào nhau. Sau đó, người bệnh co 2 gối, vòng 2 tay qua gối. Tiếp đó, bệnh nhân kéo gối về phía ngực đồng thời nâng đầu lên, rồi về vị trí như lúc đầu.

7. Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân

Phía dưới ngón chân bị liệt của bệnh nhân chúng ta đặt một cuộn băng thun. Sau đó, người bệnh đứng lên, di chuyển chân lành ra phía trước, phía sau. Với những ai chưa đứng vững thì có thể vịn vào một chỗ cố định nào đó.

Lưu ý, các bài tập vật lý trị liệu sau tai biến nên được tập đúng cách ít nhất từ 3-6 tháng. Trong khoảng thời gian này nếu tập luyện tích cực sẽ giúp vùng não bị tổn thương phục hồi lại nhanh chóng. Tuy nhiên, việc tập luyện vẫn nên duy trì đều đặn và kéo dài sau đó để cơ thể bệnh nhân luôn được hoạt động.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Những ưu điểm nổi bật khi tập vật lý trị liệu tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập vật lý trị liệu chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago