Bong điểm bám dây chằng chéo trước là tổn thương hay gặp trong chấn thương khớp gối do tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, tai nạn lao động… Khi khớp gối bị tác động bởi một lực quá mạnh khiến các dây chằng căng đột ngột, dẫn đến bong điểm bám dây chằng bên trong hoặc dây chằng chéo trước. Vậy bong nơi bám dây chằng chéo trước gối là gì?
Bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối là tình trạng dây chằng chéo trước di chuyển ra khỏi diện bám ở đầu xương chày. Diện bám của dây chằng cấu tạo từ 2 phần mảnh sụn và xương dưới sụn. Do đó, bản chất chất của bong dây chằng chéo trước gối là một gãy xương kín hay gãy xương trong khớp.
Bong nơi bám dây chằng chéo trước gối được phân độ như sau:
Việc phân độ bong nơi bám dây chằng chéo trước gối sẽ giúp xác định biện pháp điều trị phù hợp. Các mức độ 1 và 2 có thể điều trị bảo tồn, từ mức độ 3 trở lên người bệnh cần được chỉ định điều trị phẫu thuật để khôi phục điểm bám về đúng vị trí giải phẫu ban đầu.
Bong điểm bám dây chằng chéo trước là loại chấn thương phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, như chiếm tỷ lệ lớn ở tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn xảy ra khi điều khiển phương tiện giao thông như ô tô, xe gắn máy, xe đạp hoặc do chấn thương trong khi chơi các thể thao đối kháng (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,…). Cơ chế dẫn đến chấn thương là do một lực tác động mạnh vào vùng gối làm dây chằng bị kéo căng quá mức, dẫn đến bong nơi bám dây chằng khỏi mâm chày.
Các dấu hiệu của bong điểm bám dây chằng chéo trước thường khởi phát sau một chấn thương liên quan đến khớp gối. Giai đoạn đầu sau chấn thương, người bệnh chỉ có những triệu chứng đơn thuần như sưng phù, đau và hạn chế vận động gối.
Khi tình trạng sưng đau gối giảm dần, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc hiệu hơn của bong dây chằng chéo trước gối như cảm giác lỏng gối, bước đi không vững hay tập tễnh, cảm giác khó khăn khi chạy, xuống dốc hoặc xuống cầu thang. Một số trường hợp người bệnh hạn chế tầm vận động gối, không thực hiện động tác duỗi gối hoàn toàn…
Nghiệm pháp ngăn kéo trước có thể dương tính nhưng đa số không rõ như trường hợp đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối bao gồm:
Bên cạnh mức độ bong dây chằng chéo trước gối, việc lựa chọn phác đồ điều trị tổn thương này còn tùy thuộc vào tình trạng mô mềm chèn vào giữa diện bám và các tổn thương khác của khớp gối kèm theo.
Các biện pháp điều trị cần phải đạt được các mục đích sau
Sau khi điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước, bệnh nhân sẽ gặp phải một số dấu hiệu như:
Một số bệnh nhân than phiền vẫn còn cảm giác đau nhức sau 1 tháng phẫu thuật bong điểm bám dây chằng chéo trước, tuy nhiên hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Bong nơi bám dây chằng chéo trước gối bản chất vẫn là một loại gãy xương, do lực kéo căng quá mức khiến diện mảnh dây chằng bong ra khỏi thân xương nên 1 tháng đau nhức chính là giai đoạn xương đang lành lại chưa hoàn toàn.
Cứng khớp gối: Đây là dấu hiệu một số người bệnh có thể gặp. Nguyên nhân của tình trạng là do bác sĩ yêu cầu người bệnh bất động chân bệnh bằng cách mang nẹp cố định một thời gian. Sau thời gian bất động chi, các khối máu tụ (nơi diện bám bong ra gây chảy máu và đông lại) tạo thành các sợi dây dính trong bao khớp, kèm các phản ứng viêm sau tổn thương sẽ khiến gối co rút lại và gây cứng khớp sau mổ;
Teo cơ vùng đùi: Sau phẫu thuật người bệnh cần bất động chân một thời gian nên các cơ vùng đùi dĩ nhiên hoạt động ít và sẽ bị teo đi. Điều này dẫn đến sức mạnh các cơ này suy giảm, chân bệnh sẽ yếu hơn chân lành, một số trường hợp người bệnh còn chỉ có thể nâng chân khỏi mặt giường khoảng 9-11cm.
Tùy thuộc vào các yếu tố như chất lượng phẫu thuật, cơ địa và khả năng chịu đựng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập khác nhau. Tuy nhiên mục đích chung vẫn là giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động chân tổn thương trong thời gian sớm nhất cùng chất lượng tốt nhất. Quá trình phục hồi có thể cá thể hóa nhưng đa phần các bài tập đều có các nguyên tắc chung như:
Để đảm bảo khả năng phục hồi sau mổ tốt nhất, người bệnh nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế có các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hướng dẫn, đảm bảo khả năng phục hồi chức năng vận động tốt nhất.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…