Trong các nghiên cứu và số liệu thực tế, có 3 biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm thường gặp đó là nhiễm trùng, thoái hóa cột sống và tái phát bệnh.
Nhiễm trùng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là điều đầu tiên được các chuyên gia quan tâm. Tuy nhiên mức đó nặng và nhẹ sẽ còn do quy trình thực hiện và khả năng hồi phục ở mỗi bệnh nhân quyết định.
Thực tế, nhiễm trùng là một biến chứng phổ biến có thể lường trước được. Chính vì vậy, khi phẫu thuật mổ hở các bác sĩ rất chú ý vấn đề này. Thông thường, vết mổ có hiện tượng chảy máu và vùng rỉ máu càng rộng thì tỷ lệ nhiễm trùng sẽ tăng cao hơn khoảng 5%.
Để giảm nhiễm trùng trong mổ hở trên da, một số trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh chống viêm. Thông thường bệnh nhân sẽ hồi phục và giảm viêm trong 7 – 10 ngày. Tuy nhiên những nhiễm trùng sâu dưới biểu bì thì rất khó kiểm soát và đây mới thực sự là nguyên nhân gây biến chứng nghiêm trọng.
Nếu nhiễm trùng từ bên trong không phải trên da, có thể sẽ cần thực hiện lại ca mổ để xử lý. Nếu bệnh nhân nhiễm trùng sâu không kịp thời phát hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cho đến nay, những ca mổ thoát vị đĩa đệm đã ghi nhận, nguy cơ thoái hóa cột sống của bệnh nhân từng mắc cao hơn người bình thường. Tuy rằng, thoái hóa cột sống là một căn bệnh tuổi tác nhưng bạn không nên chủ quan vì đĩa đệm đã có tiền sử tổn thương nên vùng liền kề cũng chịu ảnh hưởng nhất định.
Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện nếu tổn thương bệnh gây lan rộng đến cột sống. Vì thế sự ảnh hưởng này sẽ khiến cột sống nhạy cảm và nhanh chóng yếu dần đi theo thời gian.
Trong số các ca bệnh mổ phẫu thuật có đến 15% có nguy cơ tái phát lại bệnh. Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm bản chất là lấy đi lớp nhân nhầy đã tràn ra. Vì thế, tình trạng này có thể hồi phục như cũ hoặc tiếp tục tràn dịch sau một thời gian mổ lấy dịch.
Ở người đã từng mắc thoát vị đĩa đệm bao xơ cũng có nguy cơ rách nên sẽ tăng khả năng biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Vấn đề này được y học lý giải là do dịch nhầy cột sống thất thoát khiến các hoạt động kém đi dẫn đến có nguy cơ chấn thương cao hơn.
Dành thời gian nghỉ ngơi sau mổ thoát vị đĩa đệm là vô cùng cần thiết. Trong vòng 6 tháng – 1 năm sau mổ người bệnh không nên làm công việc nặng nhọc, quá với sức của mình.
Ngay sau khi ca mổ kết thúc, người bệnh cần có 1 – 2 tuần được nghỉ ngơi tại giường, cố gắng hạn chế vận động để không làm rách hay nhiễm trùng vết mổ. Người bệnh cần có người nhà bên cạnh để theo dõi và báo với bác sĩ các vấn đề bất thường. Ngoài ra, giai đoạn những ngày đầu sau mổ cũng cần chú ý đến các nguy cơ:
Nhiễm lạnh: khi cơ thể thoát khỏi khí gây mê người bệnh sẽ thấy lạnh, nếu phát hiện người bệnh bị co giật hay quá khó chịu vì lạnh thì cần ủ ấm cho họ ngay và báo cho nhân viên y tế để đề phòng sốc hậu phẫu.
– Đau tê quá mức ở vết mổ: đau sau mổ là khó tránh nhưng nếu đau quá mức chịu đựng thì cần đề phòng biến chứng phát sinh, người nhà nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
4 ngày đầu tiên sau mổ cần giữ cho vết mổ được khô ráo và sạch sẽ nên người bệnh tuyệt đối không được tắm bồn, không sờ hay chạm vào vết mổ. Sau khi cắt chỉ người bệnh cần được chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
– Lúc ngồi: cần dùng ghế tựa lưng thật chắc chắn, ghế phải có chiều cao phù hợp để cho chân chạm được đất, mặt ghế và thành ghế phải vuông góc với nhau. Sau mổ thoát vị đĩa đệm thời gian đầu người bệnh không được ngồi khoanh chân, không ngồi bệt xuống sàn và không nên ngồi lâu quá 30 phút.
– Lúc nằm: cần nằm trên nệm phẳng không lún, ở tư thế thoải mái nhất nhưng không ở một tư thế quá lâu. Nếu muốn xoay người thì cần thực hiện động tác một cách chậm rãi và tốt nhất nên có hỗ trợ của người thân để thao tác dễ dàng. Không được nằm trên ghế sofa hay trên võng.
– Lúc đứng: ở tư thế hai chân dang rộng bằng vai, đầu thẳng, thả lỏng cơ vai và cơ cổ, phần trọng tâm của cơ thể luôn đặt đều trên 2 chân.
Biến chứng có thể do nguyên nhân khách quan hoặc do bản thân người bệnh không chăm sóc tốt sau điều trị. Do đó, bạn nên chủ động với hoạt động sinh hoạt sau khi phẫu thuật để tránh biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, để giảm biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm bạn nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp không xâm lấn khi chưa phải mổ điều trị. Trong y học đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới không chỉ giúp tăng nhanh khả năng hồi phục, giảm tê chân sau mổ thoát vị đĩa đệm mà còn hạn chế được biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và lựa chọn điều trị tốt nhất.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?
Xem thêm: Khách hàng chia sẻ
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…