Categories: TIN TỨC

Bị đau bàn chân là bệnh gì?

Đau bàn chân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí, người bệnh có thể bị đau do thoái hóa xương khớp, gout, bàn chân bẹt, bong gân, căng cơ, gãy xương, đứt gân gót… Các bệnh này sẽ khiến người bệnh di chuyển khó nhọc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để có phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên cần xác định được vị trí đau. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết sau.

Đau bàn chân là gì?

Bàn chân là một cấu trúc giải phẫu phức tạp, bao gồm khớp, xương, cơ, gân, dây chằng, mạch máu, dây thần kinh, mô mềm và da. Chính vì là bộ phận thường xuyên chịu nhiều áp lực trong tất cả các hoạt động của con người như đi đứng, vận động, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi chấn thương, các bệnh tật ở bên trong cơ thể hoặc ở tại bàn chân.

Cơn đau nhức ở bàn chân thường được nhận biết thông qua các biểu hiện và triệu chứng đi kèm sau:

  • Đau bàn chân khi đứng lâu hoặc rát trong lòng bàn chân.
  • Đau từ ngón chân đến vùng gần gót chân.
  • Sưng, đau và tê cứng có thể xảy ra nếu bị bong gân khớp mắt cá chân hoặc tổn thương khớp ngón chân.
  • Bàn chân bị tổn thương có thể xuất hiện tình trạng bầm tím và đỏ.
  • Đau hoặc tê ngứa các ngón chân.
  • Cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại.
  • Mức độ đau nhức hai bàn chân tăng dần khi vận động (đi, đứng, chạy bộ).

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương bàn chân và tạo cảm giác đau nhói. Phần lớn là những nguyên nhân nghiêm trọng, cần được điều trị sớm. Vì thế những người có vấn đề ở bàn chân được khuyến khích đến bệnh viện khám và xác định nguyên nhân. Thông thường điều trị đau bàn chân sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau. Từ đó mỗi người bệnh có thể được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Những nguyên nhân phổ biến gây đau bàn chân

1. Viêm cân gan bàn chân

Viêm cân gan bàn chân chủ yếu gây đau nhiều ở gót chân/ vòm chân, đôi khi đau lan rộng toàn bộ bàn chân. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng viêm hoặc kích ứng của dải mô cứng liên kết xương gót chân với các ngón chân.

Khi bị viêm cân gan bàn chân, người bệnh sẽ gặp những cơn đau điển hình dưới lòng bàn chân, từ nhẹ đến nặng. Người bệnh thường có cảm giác như có lưỡi dao nhọn hay vật nhọn đang găm dưới chân. Toàn bộ lòng bàn chân đều đau nhói, căng nhức, nhất là khi đi trên nền gạch cứng. Cơn đau xuất hiện nhiều nhất vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy, lúc này bàn chân có cảm giác co cứng, rất khó để bước đi, và sẽ giảm dần trong ngày. Khi đứng quá lâu một chỗ, hoặc di chuyển nhiều thì cơn đau càng tăng nặng, khó chịu.

2. Gai gót chân

Gai gót chân là hiện tượng một mảnh canxi hoặc xương nhô ra phía dưới xương gót chân và nằm trong cân gan chân. Theo đó, tình trạng đau bàn chân khi chạy nhảy, đi lại xuất hiện là do mảnh xương này sẽ đâm vào cân gan chân gây ra tình trạng viêm với các cơn đau nhói.

Bệnh gai gót chân hay gặp ở người từ tuổi trung niên trở lên, thể trạng mập hay béo phì, phải đi lại nhiều.

3. Tổn thương gân và cơ

Những tổn thương gân và cơ ở bàn chân như căng cơ, bong gân… là một trong những nguyên nhân gây đau bàn chân phổ biến. Tình trạng này thường gây đau kèm theo sưng, yếu, bầm tím. Đôi khi các triệu chứng khiến bệnh nhân khó đứng dậy và hoạt động.

Căng cơ và bong gân thường xảy ra khi bàn chân đột ngột xoay/ lật ngang do chơi thể thao, té ngã, va chạm mạnh với các chướng ngại vật…

4. Bệnh gout

Gút là một loại viêm khớp do tích tụ axit uric trong cơ. Cơn đau có thể kéo dài một vài ngày trong cùng một khoảng thời gian và thường ảnh hưởng đến các cơ ngón chân cái. Người bị gút có thể bị đau chân dữ dội, ở các cơ chân bị ảnh hưởng có thể sưng đỏ kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi.

5. Gãy xương

Gãy xương gót chân/ ngón chân có thể xảy ra sau một va chạm mạnh hoặc chấn thương trong khi chơi thể thao/ lao động/ tai nạn giao thông. Gãy xương khiến bệnh nhân đột ngột đau nhói ở bàn chân, đau nhiều hơn ở vị trí tổn thương kèm bầm, sưng to, bệnh nhân không thể đứng lên chân bị tổn thương.

Đối với những trường hợp bị vỡ hoặc gãy xương hoàn toàn, xương gãy có thể đâm qua da gây chảy máu và biến dạng. Bệnh nhân bị đau bàn chân do gãy xương cần được nẹp và được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị đúng cách.

6. Bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân gây đau bàn chân phổ biến ở người lớn và trẻ em. Cấu trúc bàn chân bình thường sẽ có vòm cong để giữ cân bằng toàn bộ cơ thể. Với những người bị bàn chân bẹt, bạn sẽ không thấy vòm cong. Vì vậy, để giữ cơ thể cân bằng khi đi lại, chạy nhảy thì các bộ phận như cổ chân, đầu gối, khớp háng cùng hệ cột sống sẽ xoay lệch. Đến khi hệ thống khung xương không còn khả năng chịu lực, bệnh nhân dần dần sẽ bị đau mắt cá, đau gót chân, đau đầu gối, đau thắt lưng, thậm chí cả cổ gáy.

7. Ngón chân đầu búa

Là tình trạng biến dạng của các khớp ngón chân uốn cong lên như móng vuốt và làm cho đoạn này cọ vào mũi giày. Lúc đầu người bệnh có thể di chuyển nhưng theo thời gian nếu không được điều trị sẽ xuất hiện tình trạng đau bàn chân khi chạy, di chuyển bởi các ngón chân bị tổn thương gây đau nhức nặng nề. Nguyên nhân gây ra ngón chân đầu búa là do đi giày dép quá chật trong thời gian dài.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Người  nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải một trong những dấu hiệu sau:

  • Cơn đau dai dẳng không cải thiện sau vài tuần.
  • Bàn chân bị sưng tấy không thuyên giảm từ 2 đến 5 ngày, không thể đi bộ hoặc chân khó đứng vững sau khi bị chấn thương.
  • Cảm thấy ngứa ran, tê hoặc đau rát – đặc biệt là ở phần lòng bàn chân.
  • Vị trí đau chân có vết thương hở hoặc vết thương đang chảy mủ.
  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mẩn đỏ, ấm hoặc đau bàn chân kèm theo sốt.

Cách điều trị đau bàn chân

1. Giảm đau tại nhà

Nghỉ ngơi: Hãy để bàn chân được nghỉ ngơi, tránh vận động quá mạnh cho đến khi cơn đau giảm hẳn. Sau đó, bạn áp dụng dần dần các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ cho chân như đi bộ, đi bước nhỏ…

Chườm lạnh: Cách này có thể làm giảm chứng viêm gây đau nhức ở bàn chân. Theo đó, bạn đổ đầy đá vào túi nhựa rồi áp lên khu vực bị đau trong khoảng 15 phút, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.

2. Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm viêm, giảm đau. Tuy việc sử dụng thuốc có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ quan nội tạng như suy thận, suy gan, đau dạ dày…

3. Vật lý trị liệu

Phần lớn trường hợp đau bàn chân đều được hướng dẫn bài tập vật lý trị liệu để kiểm soát tình trạng. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giảm cứng khớp, hạn chế tình trạng căng cơ, sưng nóng. Đồng thời tăng lưu thông máu, giảm tê buốt hiệu quả.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng tăng tính linh hoạt, sức bền của hệ xương khớp và nâng cao khả năng vận động của bệnh nhân. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị đau do chấn thương, những bệnh lý liên quan đến mô mềm và xương khớp,…

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Những ưu điểm nổi bật khi tập vật lý trị liệu tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập vật lý trị liệu chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

 

 

 

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

15 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago